Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 44 Văn 9 Cánh diều:...

Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 44 Văn 9 Cánh diều: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga

Hướng dẫn soạn Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 44 SGK Văn 9 Cánh diều – Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Câu hỏi/Đề bài:

Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, liên hệ bản thân

Lời giải:

Cách 1

Đoạn trích đã đem đến cho em cái nhìn về Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga nết na, nhân hậu, ân tình. Tất cả những vẻ đẹp ấy của đoạn thơ phù hợp với phong cách sống, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng của nhân dân ta, dạy chúng ta bài học đạo đức thiết thực và cao cả biết bao.

Cách 2:

* Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp

– Tình huống: Kiều Nguyệt Nga trên đường bị bọn cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi qua thấy vậy liền đến cứu giúp.

– Hành động của Lục Vân Tiên:

+ “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: sự nhanh trí, gan dạ của Lục Vân Tiên.

+ Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” – bản lĩnh của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nêu rõ lý do là vì chính nghĩa, không phải là hành vi đánh lén.

+ Trận đánh diễn ra cay cấn: “bốn phía phủ vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm đối với Lục Vân Tiên.

+ Nhưng chàng vẫn “tả xung hữu đột” chẳng khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

=> Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử cho thấy sức mạnh, tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.

– Kết quả: bốn phía vớ tan, quang gươm giáo tìm đường chạy, thủ lĩnh Phong Lai không kịp trở tay bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.

* Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

– Khi nghe tiếng khóc ở trong xe, Lục Vân Tiên hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”.

Người bên trong trả lời rõ sự tình: “Tôi thiệt người ngay/Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.

=> Lục Vân Tiên động lòng trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp yên bọn cướp.

– Lục Vân Tiên ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái ta là phận trai”: giữ đúng chuẩn mực đạo đức, nam nữ thụ thụ bất thân.

– Lục Vân Tiên hỏi thăm tên tuổi, xuất thân và lý do vì sao gặp nạn trên đường.

=> Từ ngôn ngữ đến cách nói chuyện thể hiện là một con người có học thức, trọng lễ giáo phong kiến.

– Lục Vân Tiên khi nghe Kiều Nguyệt Nga ngỏ ý báo đáp ân tình thì đã cười và từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn… Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

=> Thể hiện phương châm sống của một đáng nam nhi: thấy việc nghĩa không làm thì không phải là anh hùng.

* Nghệ thuật

– Thể thơ lục bát quen thuộc kết hợp với lối văn tự sự thơ.

– Ngôn ngữ hết sức giản dị và đời thường.

– Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, hành động.