Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 20 Văn 9 Cánh diều:...

Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 20 Văn 9 Cánh diều: Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết?

Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 20 SGK Văn 9 Cánh diều – Khóc Dương Khuê. Gợi ý: Đưa ra phân tích, nhận xét.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ văn bản

– Đưa ra phân tích, nhận xét

Lời giải:

Cách 1

Nỗi trống vắng khi bạn mất được biểu hiện qua những hình ảnh:

+ Chân tay rụng rời: nỗi đau tinh thần chuyển hóa thành nỗi đau thể xác.

+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa: không có người tri âm, tri kỉ, không có người thấu hiểu.

+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn: vật còn mà người đi vật, đồ vật trở nên vô tri.

Biện pháp tu từ:

+ Phép điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

+ Thủ pháp đối lập giữa cái còn và cái mất, vật còn mà người đã đi xa

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, thể thơ quen thuộc của ngâm khúc để bày tỏ cảm xúc da diết, quặn thắt.

Cách 2:

– Nững hình ảnh:

+ Chân tay rụng rời

+ Rượu ngon không có bạn hiền, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, viết đưa ai, ai biết mà đưa

+ Giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

– Biện pháp tu từ:

+ Điệp liên hoàn, điệp vòng tròn: Không mua không phải không tiền không mua; Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

+ Thủ pháp đối lập: cái còn – cái mất, vật còn mà người đã đi xa

+ Thể thơ song thất lục bát

Cách 3:

– Nỗi câu đớn cực tả, bàng hoàng không kể xiết của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “chân tay rụng rời”. Đoạn thơ thể hiện sâu sắc tâm lí và tình cảm người già khi được tin bạn mất:

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.

Làm sao bác vội về ngay?

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời!”.

Các tiếng “tôi” và “bác” xuất hiện nhiều lần trong đoạn thơ như hai linh hồn đang nương tựa vào nhau; nỗi đau buồn như được nhân lên gấp bội.

– Bạn hiền đã mất, còn lại mình Nguyễn Khuyến với nỗi cô đơn, trống vắng thì thiết tha gì những thú vui từng một thời say đắm, rượu ngon cũng trở nên vô vị, thú vui làm thơ cũng dần chán nản, bởi còn đâu người hợp ý để vui vầy, sẻ chia nữa. Tình cảm thắm thiết tri âm, tri kỷ ấy sánh ngang với điển cố của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn – Từ Trĩ, như Tử Kỳ – Bá Nha, sâu nặng, ân nghĩa vô cùng.

“Ai chẳng biết chán đời là phải,Vội vàng sao đã mải lên tiên;Rượu ngon không có bạn hiền,Không mua không phải không tiền không mua.Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,Viết đưa ai, ai biết mà đưa;Giường kia treo những hững hờ,Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.”

– Quay về với thực tại, trước vong linh người bạn hiền quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng đã thoát khỏi cái hồi tưởng xa xăm, trở về với hiện thực đau đớn, xót xa. Nhưng dẫu Dương Khuê có chết đi, thì tình cảm giữa hai người vẫn trường tồn mãi mãi, là thứ trân quý nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến hằng trân trọng.

“Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;Tuổi già hạt lệ như sương,Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Nỗi đau đớn ấy đã không thể chảy thành hàng lệ dài, mà Nguyễn Khuyến giấu nó vào trong góc sâu nhất của trái tim, để tưởng nhớ mãi về một người bạn hiền tri âm tri kỷ. Những câu thơ cuối là lời buông thật nhẹ nhàng, buồn tủi, là sự chấp nhận của tâm hồn thi sĩ trước sự ra đi của bạn mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại được làm tri kỷ, kiếp này duyên trời coi như đã hết.