Hướng dẫn soạn Câu hỏi 4 trang 21 SGK Văn 9 Cánh diều – Thực hành tiếng Việt bài 1. Gợi ý: Áp dụng phương pháp viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề.
Câu hỏi/Đề bài:
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những thuận lợi trong việc học chữ Quốc ngữ và sử dụng chữ Quốc ngữ để viết các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài.
Hướng dẫn:
Áp dụng phương pháp viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề
Lời giải:
Chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn như chữ Nôm cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta trong một thời kỳ, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ này thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La Tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và các nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành cho đến ngày nay. Khác với nhiều hệ thống ngôn ngữ trên thế giới, với 29 âm trong đó có 11 nguyên âm, 1 bán nguyên âm, 17 phụ âm và 5 thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) đã làm cho tiếng Việt trầm bổng linh hoạt với giai điệu và tiết tấu sinh động đầy nhạc tính. So với chữ Hán và chữ Nôm là kiểu chữ tượng hình, chữ Việt theo hệ chữ latinh rất phù hợp trong việc viết các tên nước ngoài, các thuật ngữ khoa học…
Cách 2:
Chữ quốc ngữ có những đóng góp quan trọng vào văn hóa Việt Nam. Chữ quốc ngữ là cơ sở để mở rộng chức năng của tiếng Việt, nó vươn lên thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia, dùng để ngoại giao và giáo dục. Chữ quốc ngữ còn là cơ sở để tiếng Việt phát triển, giúp diễn đạt tư duy logic và thể hiện những tư tưởng khoa học một cách trọn vẹn. Không những vậy chữ quốc ngữ là cơ sở để phát triển nền quốc học lên một tầm cao mới, đặc biệt khi sử dụng chữ Quốc ngữ để viết các tên riêng nước ngoài, các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài, nó giúp người đọc dễ dàng đọc và ghi nhớ lâu hơn.