Lời giải Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 44 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều – Chiều xuân. Gợi ý: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân. Em thích nhất hình ảnh nào trong tác phẩm? Vì sao?
Hướng dẫn:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải:
Cách 1
– Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm”
=> Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ.
– Liệt kê:
+ Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,…
=> Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn.
+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò + sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả
=> Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng.
+ cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua
=> Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê
Cách 2:
Biện pháp tu từ |
Tác dụng |
Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm” |
Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ. |
Liệt kê: + Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím + Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò + sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả + cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua |
Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn. Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng. Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê |