Hướng dẫn soạn Câu hỏi 3 trang 42 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều – Thực hành tiếng Việt bài 7. Hướng dẫn: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích cách chơi chữ được sử dụng trong bài thơ dưới đây, chỉ ra các từ ngữ được tác giả sử dụng để chơi chữ và sự tài tình trong việc sử dụng những từ ngữ đó.
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra
Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
(Lê Quý Đôn)
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ chơi chữ.
Lời giải:
Cách 1
Lối chơi chữ dùng các từ gần nghĩa: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có nghĩa chỉ các loại rắn
+ Lối chơi chữ thứ hai sử dụng hiện tượng đồng âm:
+ Liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ), nhẹ, chậm yếu (tính từ)
+ Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ), chỉ tính chất cứng (tính từ): cứng rắn, cứng đầu
Cách 2:
– Các từ ngữ: liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có nghĩa chỉ các loại rắn
– Lối chơi chữ thứ hai sử dụng hiện tượng đồng âm:
+ Liu điu: tên một loài rắn nhỏ hoặc chỉ sự nhẹ, chậm yếu
+ Rắn: chỉ chung các loại rắn hoặc chỉ tính chất cứng (cứng rắn, cứng đầu)