Soạn Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 92 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều – Người thứ bảy. Gợi ý: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “tôi” trước và sau cái chết của K; từ đó, nhận xét về tính cách nhân vật “tôi”.
Hướng dẫn:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải:
Cách 1
Nhân vật “tôi” trước cái chết của K |
Nhân vật “tôi” sau cái chết của K |
– Nhân vật “tôi” và K có mối quan hệ thân thiết. – Đón nhận cơn bão bằng cả sự ngây thơ và hứng thú. -Khi con sóng đến: gọi K nhưng K không nghe thấy. – Khi con sóng cuốn lấy K -> tận mắt chứng kiến, chạy mất. |
– Đang nằm trên phòng bệnh của cha mình -> người cha kết luận nhân vật “tôi” vừa trải qua một cú sốc tâm lí hơn là cơn sốt đơn thuần. – Nhân vật tôi khi chứng kiến sự mất mát đó thì vô cùng sốc và đau buồn. – Khi thấy K trong con sóng: hoang mang, sợ hãi trong tâm trí. |
-> Tính cách nhân vật “tôi”: là người sống có trách nhiệm, hồi trẻ còn ngây thơ, hồn nhiên nhưng sâu sắc và trưởng thành. Sự mất mát của K có thể coi là tình huống mà nhân vật “tôi” thay đổi tính cách. Nó là động lực để nhân vật “tôi” dám đối diện với nỗi sợ để thay đổi chính bản thân mình. |
Cách 2:
Nhân vật “tôi” trước cái chết của K |
Nhân vật “tôi” sau cái chết của K |
– Mối quan hệ thân thiết, coi nhau như anh em thực thụ. – Đón nhận cơn bão bằng cả sự ngây thơ và hứng thú. – Sợ hãi, bỏ chạy khi thấy con sóng và bỏ K lại, tận mắt chứng kiến K bị con sóng nuốt chửng |
– Trải qua một cú sốc tâm lí hơn là cơn sốt đơn thuần. – Chứng kiến cái chết của K thì vô cùng sốc và đau buồn, ám ảnh – Ân hận, đau đớn, không thể tiếp tục sống ở nơi mà K đã chết |
=> Tính cách nhân vật “tôi”: là người sống có trách nhiệm, hồi trẻ còn ngây thơ, hồn nhiên nhưng sâu sắc và trưởng thành |