Gợi ý giải Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 90 SGK Văn 9 Cánh diều – Làng.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về nhân vật ông Hai và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản, liệt kê các chi tiết
Lời giải:
Cách 1
– Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng
– Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con. Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai.
– Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài
– Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.
– Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.
– Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng.
– Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản).
Nhận xét:
– Ông Hai là đại diện cho người nông dân yêu làng, yêu nước trong buổi đầu cách mạng
– Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng.
– Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua non ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.
Cách 2:
* Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện:
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+ “vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác“, “cổ ông lão nghẹn ắng lại. Da mặt tê rân rân“, “tưởng như đến không thở được“, “cúi gằm mặt mà đi”, “tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra“. => Cảm xúc hoang mang, bàng hoàng cùng tâm trạng xót xa, tủi nhục của ông Hai.
+ Thương xót bản thân và những đứa con thơ: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?“.
+ Ông Hai xấu hổ không dám đi đâu, chỉ biết ngồi thủ thỉ với đứa con nhỏ để làm rõ tấm lòng mình.
+ Sự quyết tâm trung thành với cách mạng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù“.
– Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính:
+ Tin tức đến như một sự hồi sinh đối với ông Hai:
Vui vẻ mua quà bánh cho các con.
Chạy khắp nơi khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đối nhẵn“.
+ Thể hiện sự tự hào về làng bằng cách ngồi miêu tả quá trình chống giặc của dân làng như chính mình đã tham gia.
* Nhận xét về nhân vật ông Hai:
– Ông Hai là đại diện của tầng lớp nhân dân nghèo với tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc.
– Tình yêu làng được hòa chung với lòng yêu nước.
– Hình ảnh được xây dựng giản dị, tình huống truyện độc đáo, thu hút.
* Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.