Đọc kĩ văn bản Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn. Giải và trình bày phương pháp giải Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Nói và nghe – Bài 4. Em hãy chuẩn bị nội dung cho hoạt động thảo luận với đề tài sau:…
Đề bài/câu hỏi:
Em hãy chuẩn bị nội dung cho hoạt động thảo luận với đề tài sau: Giá trị của những tác phẩm văn học kinh điển đối với HS
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ văn bản
– Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải:
Mở đầu: Giới thiệu vấn đề: Giá trị của những tác phẩm văn học kinh điển đối với HS
Triển khai
(1) Phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo
Khi đọc sách, trẻ phải vận dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung, liên tưởng các phong cảnh, sự kiện được mô tả trong truyện. Đây là nền tảng cho trẻ phát triển năng lực sáng tạo – một kỹ năng thiết yếu trong thế kỷ 21.
(2) Trau dồi vốn từ và cải thiện kỹ năng viết
Một cuốn sách được xem là kinh điển chắc chắn phải thể hiện năng lực ngôn ngữ điêu luyện. Trẻ sẽ học được cách dùng từ, diễn đạt, phát triển đoạn văn mạch lạc. Càng đọc nhiều, kỹ năng viết càng hoàn thiện.
(3) Tăng lòng thấu cảm
Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science (2013), thả mình vào một cuốn sách văn học, nhất là thể loại viễn tưởng, giúp người đọc dễ cảm thông hơn với người khác. Khi đọc sách, trẻ phải đặt mình vào vị thế của nhân vật để cảm nhận rõ nội dung câu chuyện, từ đó trẻ học được cách cảm thông, san sẻ và yêu thương người khác.
(4) Tăng sự tập trung
Với sự phát triển của các thiết bị điện tử, khả năng tập trung của trẻ em ngày càng ngắn đi. Theo nghiên cứu của Microsoft, trung bình khả năng tập trung của chúng ta giảm từ 12 giây xuống còn 8 giây vào năm 2015. Nếu tìm thấy những cuốn sách văn học hấp dẫn, trẻ sẽ bị cuốn vào diễn biến truyện và quên hết các thiết bị điện tử. Chỉ cần 15-20 phút đọc xong một chương sách mỗi ngày, khả năng tập trung của trẻ sẽ cải thiện đáng kể.
Kết thúc: Khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc những tác phẩm kinh điển