Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 SBT Văn 9 - Cánh diều Câu hỏi 3 trang 16 SBT Văn 9 Cánh diều: Khung cảnh...

Câu hỏi 3 trang 16 SBT Văn 9 Cánh diều: Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

Hướng dẫn giải Câu hỏi 3 trang 16 SBT Văn 9 Cánh diều – Bài tập đọc hiểu: Kiều ở lầu Ngưng Bích trang 16 sách bài tập Ngữ văn 9 – Cánh diều. Gợi ý: Chú ý các từ ngữ miêu tả khung cảnh trong 6 dòng thơ đầu.

Câu hỏi/Đề bài:

Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

Hướng dẫn:

Chú ý các từ ngữ miêu tả khung cảnh trong 6 dòng thơ đầu

Lời giải:

Nguyễn Du tập trung miêu tả ngoại cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích để thể hiện nỗi cô đơn, sự lo sợ, bồn chồn của Thuý Kiều nơi lầu cao lạnh lẽo, lơ lửng giữa trởi.

– Từ chiếc lầu chơ vơ giữa trời, Thuý Kiều nhìn ra khắp bốn bề xung quanh. Cảnh vật ở đây được Nguyễn Du miêu tà bằng nghệ thuật ước lệ và thủ pháp đối xứng (“non xa” – “trăng gần”, “cồn nọ” – “dặm kia”) làm nổi bật sự xa lạ, tĩnh mịch, lạnh lẽo, có cảm giác như đang bủa vây người con gái cô độc.

– Ngoại cảnh ở đây với những hình ảnh “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” như đang hãm doạ con người. Nó giống như những nấm mồ gợi lên sự chết chóc, báo trước những tai ương.

– Không gian tĩnh lặng và vô hồn, không một bóng người, không một hình ảnh thân thuộc như càng làm tăng thêm sự hãi hùng, bế tắc trong lòng nàng.

– Thời gian cũng biểu hiện sự cô độc, “bẽ bàng”, ngao ngán, vô vọng, … Sự tĩnh lặng vô hồn ấy đối lập với sự trăn trở, thao thức, lo sợ khôn nguôi trong lòng người thiếu nữ đang đau khổ, càng làm cho những tình cảm chất chứa trong lòng nàng thêm trĩu nặng (“Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”). Khung cảnh ở đây rõ ràng đã góp phần quan trọng vào việc biểu lộ tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.