Trong tam giác ABH có vuông tại H: \(\cos \widehat {ABH} = \frac{{BH}}{{AB}}\) nên tính được AB, \(\tan \widehat {ABH} = \frac{{AH}}{{BH}}\. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài 9 trang 96 vở thực hành Toán 9 – Bài tập cuối Chương 4. Cho tam giác ABC có (widehat {ABC} = {45^o}). Kẻ đường cao AH ((H in BC)). Biết (BH = 20,…
Đề bài/câu hỏi:
Cho tam giác ABC có \(\widehat {ABC} = {45^o}\). Kẻ đường cao AH (\(H \in BC\)). Biết \(BH = 20,CH = 21\) (H.4.49).
a) Tính AB, AC.
b) Tính góc C và góc A.
Hướng dẫn:
a) + Trong tam giác ABH có vuông tại H: \(\cos \widehat {ABH} = \frac{{BH}}{{AB}}\) nên tính được AB, \(\tan \widehat {ABH} = \frac{{AH}}{{BH}}\) nên tính được AH.
+ Trong tam giác AHC có vuông tại H, ta có \(A{C^2} = A{H^2} + H{C^2}\) nên tính được AC.
b) Trong giác AHC có vuông tại H, ta có: \(\sin C = \frac{{AH}}{{AC}}\) nên tính được góc C.
Trong tam giác ABC, ta có: \(\widehat {BAC} + \widehat B + \widehat C = {180^o}\) nên tính được góc BAC.
Lời giải:
a) Trong giác AHB vuông tại H, ta có
\(\cos \widehat {ABH} = \frac{{BH}}{{AB}}\) nên \(AB = \frac{{BH}}{{\cos \widehat {ABH}}} = \frac{{20}}{{\cos {{45}^o}}} \approx 28,28\)
\(\tan \widehat {ABH} = \frac{{AH}}{{BH}}\) nên \(AH = BH.\tan \widehat {ABH} = 20\tan {45^o} = 20\)
Trong giác AHC có vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có
\(A{C^2} = A{H^2} + H{C^2} = 841\) nên \(AC = 29\)
b) Trong giác AHC có vuông tại H, ta có
\(\sin C = \frac{{AH}}{{AC}} = \frac{{20}}{{29}}\), do đó \(\widehat C \approx {44^o}\)
Trong tam giác ABC, ta có \(\widehat {BAC} + \widehat B + \widehat C = {180^o}\), do đó \(\widehat A = {180^o} – \widehat B – \widehat C = {180^o} – {45^o} – {44^o} \approx {91^o}\)