Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 Vở thực hành Toán 9 Bài 2 trang 119, 120 vở thực hành Toán 9: Khi chuyển...

Bài 2 trang 119, 120 vở thực hành Toán 9: Khi chuyển động, giả sử đầu mũi kim dài của một chiếc đồng hồ vạch nên một đường tròn, kí hiệu là (T1)

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó. Gợi ý giải Giải bài 2 trang 119, 120 vở thực hành Toán 9 – Luyện tập chung trang 119. Khi chuyển động, giả sử đầu mũi kim dài của một chiếc đồng hồ vạch nên một đường tròn,…

Đề bài/câu hỏi:

Khi chuyển động, giả sử đầu mũi kim dài của một chiếc đồng hồ vạch nên một đường tròn, kí hiệu là (T1), trong khi đầu mũi kim ngắn vạch nên một đường tròn khác, kí hiệu là (T2).

a) Hai đường tròn (T1) và (T2) có vị trí tương đối như thế nào?

b) Giả sử bán kính của (T1) và (T2) lần lượt là \({R_1}\) và \({R_2}\). Người ta vẽ trên mặt đồng hồ một họa tiết hình tròn có tâm nằm cách điểm trục kim đồng hồ một khoảng bằng \(\frac{1}{2}{R_1}\) và có bán kính bằng \(\frac{1}{2}{R_2}\). Hãy cho biết vị trí tương đối của đường tròn (T3) đối với mỗi đường tròn (T1) và (T2). Vẽ ba đường tròn đó nếu \({R_1} = 3cm\) và \({R_2} = 2cm\).

Hướng dẫn:

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó:

+ Hai đường tròn ở ngoài nhau khi \(OO’ > R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc ngoài khi \(OO’ = R + r\).

+ Hai đường tròn cắt nhau khi \(R – r < OO' < R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc trong khi \(OO’ = R – r\).

+ Đường tròn (O) đựng (O’) khi \(OO’ < R – r\).

Lời giải:

(H.5.39)

a) (T1) và (T2) là hai đường tròn đựng nhau, (T1) đựng (T2) với tâm O là điểm trục của hai kim đồng hồ.

b) (T2) là đường tròn tạo bởi đầu kim ngắn nên \({R_2} < {R_1}\) (1).

Gọi O’ là tâm và \({R_3}\) là bán kính của đường tròn (T3). Theo đề bài, ta có: \({R_3} = \frac{1}{2}{R_2}\) và \(OO’ = \frac{1}{2}{R_1}\) (2)

+ Xét hai đường tròn (T1) và (T3), tức là hai đường tròn \(\left( {O;{R_1}} \right)\) và \(\left( {O’;\frac{1}{2}{R_2}} \right)\). Từ (1) và (2), ta có: \({R_1} – {R_3} = {R_1} – \frac{1}{2}{R_2} = \frac{1}{2}\left( {{R_1} – {R_2}} \right) + \frac{1}{2}{R_1} > \frac{1}{2}{R_1}\), suy ra \({R_1} – {R_3} > OO’\).

Do đó, (T1) đựng (T3).

+ Xét hai đường tròn (T2) và (T3), tức là hai đường tròn \(\left( {O;{R_2}} \right)\) và \(\left( {O’;\frac{1}{2}{R_2}} \right)\). Từ (2) ta có: \({R_2} – {R_3} = {R_2} – \frac{1}{2}{R_2} = \frac{1}{2}{R_2} > 0\) (3)

Mặt khác, \({R_2} + {R_3} = {R_2} + \frac{1}{2}{R_2} = \frac{3}{2}{R_2}\). Do đó:

– Nếu \(3{R_2} > {R_1}\) thì \({R_2} + {R_3} = \frac{3}{2}{R_2} > \frac{1}{2}{R_1} = OO’\), tức là \({R_2} + {R_3} > OO’\). Kết hợp với (3) ta thấy (T2) và (T3) cắt nhau.

– Nếu \(3{R_2} = {R_1}\) thì \({R_2} + {R_3} = \frac{3}{2}{R_2} = \frac{1}{2}{R_1} = OO’\), tức là \({R_2} + {R_3} = OO’\) và ta có (T2) và (T3) tiếp xúc với nhau.

– Nếu \(3{R_2} < {R_1}\) thì \({R_2} + {R_3} = \frac{3}{2}{R_2} < \frac{1}{2}{R_1} = OO'\), tức là \({R_2} + {R_3} < OO'\) và ta có (T2) và (T3) ngoài nhau.