Xác định tần số tương đối của các giá trị trong mẫu dữ liệu. + Cách vẽ biểu đồ tần số tương đối: Bước 1. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài tập 7.16 trang 45 SGK Toán 9 tập 2 – Kết nối tri thức – Luyện tập chung trang 43. Cho bảng tần số sau: Vẽ biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng cho bảng tần số trên….
Đề bài/câu hỏi:
Theo dõi thời tiết tại một địa điểm du lịch trong 30 ngày người ta thu được bảng sau:
a) Lập bảng tần số tương đối và vẽ biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn bảng tần số tương đối thu được.
b) Ước lượng xác suất để một ngày trời có mưa ở điểm du lịch này.
Hướng dẫn:
+ Xác định tần số tương đối của các giá trị trong mẫu dữ liệu.
+ Cách vẽ biểu đồ tần số tương đối:
Bước 1: Xác định số đo cung tương ứng của các hình quạt dùng để biểu diễn tần số tương đối của các giá trị theo công thức \({360^o}.{f_i}\) với \(i = 1,…,k\).
Bước 2: Vẽ hình tròn và chia hình tròn thành các hình quạt có số đo cung tương ứng được xác định trong Bước 1.
Bước 3: Định dạng các hình quạt tròn (thường bằng cách tô màu), ghi tần số tương đối, chú giải và tiêu đề.
Lời giải:
a) Tần số tương đối của số ngày không mưa, ngày mưa nhỏ và ngày mưa to lần lượt là: \(\frac{{10}}{{30}} \approx 33,33\% ;\frac{8}{{30}} \approx 26,67\% ;\frac{{12}}{{30}} = 40\% \)
Số đo cung tương ứng các hình quạt biểu diễn tỉ lệ các ngày không mưa, mưa nhỏ và mưa to là:
Ngày không mưa: \({360^o}.33,33\% = 119,{988^o}\)
Ngày mưa nhỏ: \({360^o}.26,67\% = 96,{012^o}\)
Ngày mưa to: \({360^o}.40\% = {144^o}\)
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn tần số tương đối:
b) Xác suất một ngày trời có mưa là khoảng:
26,67% + 40% = 66,67%