Chiều dài tỉ lệ thuận với bình phương chu kì T nên có công thức \(l = k{T^2}\) (với k là hằng số khác 0). Trả lời Giải bài tập 6.18 trang 20 SGK Toán 9 tập 2 – Kết nối tri thức – Luyện tập chung trang 18. Chiều dài l (mét) của một con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương chu kì T (giây) của…
Đề bài/câu hỏi:
Chiều dài l (mét) của một con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương chu kì T (giây) của nó (chu kì là thời gian để thực hiện một dao động). Con lắc đơn có chiều dài 223,4cm thì có chu kì 3 giây.
a) Tìm công thức liên hệ giữa l và T.
b) Tìm chiều dài của con lắc có chu kì 5 giây.
c) Chu kì của con lắc có chiều dài 0,98m là bao nhiêu?
(Trong tất cả các câu trên, kết quả được tính chính xác đến hàng phần mười).
Hướng dẫn:
a) + Chiều dài tỉ lệ thuận với bình phương chu kì T nên có công thức \(l = k{T^2}\) (với k là hằng số khác 0).
+ Thay \(l = 223,4cm = 2,234m;T = 3\) vào \(l = k{T^2}\), tìm được k, từ đó tìm được mối liên hệ giữa l và T.
b) Thay \(T = 5\) vào công thức liên hệ giữa l và T, ta tìm được l.
c) Thay \(l = 0,98\) vào công thức liên hệ giữa l và T, ta tìm được T.
Lời giải:
a) Vì chiều dài l (mét) của một con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương chu kì T (giây) nên \(l = k{T^2}\) (với k là hằng số khác 0).
Thay \(l = 223,4cm = 2,234m;T = 3\) vào \(l = k{T^2}\) ta có: \(2,234 = k{.3^2}\), suy ra \(k = \frac{{2,234}}{9} \approx 0,2\).
Vậy \(l = 0,2{T^2}\).
b) Thay \(T = 5\) vào \(l = 0,2{T^2}\) ta có: \(l = 0,{2.5^2} = 5\left( m \right)\)
c) Thay \(l = 0,98\) vào \(l = 0,2{T^2}\) ta có: \(0,98 = 0,2.{T^2}\), suy ra \(T \approx 2,2\) (giây) (Do \(T > 0\))
Chú ý khi giải: Chu kì của dao động không âm, tức là \(T > 0\).