Ta có thể giải hệ bằng hai phương pháp thế hoặc cộng đại số. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài tập 1.24 trang 24 SGK Toán 9 tập 1 – Kết nối tri thức – Bài tập cuối chương 1. Giải các hệ phương trình: a) (left{ begin{array}{l}0,5x + 2y = – 2,5�,7x – 3y = 8,1;end{array} right….
Đề bài/câu hỏi:
Giải các hệ phương trình:
a) \(\left\{ \begin{array}{l}0,5x + 2y = – 2,5\\0,7x – 3y = 8,1;\end{array} \right.\)
b) \(\left\{ \begin{array}{l}5x – 3y = – 2\\14x + 8y = 19;\end{array} \right.\)
c) \(\left\{ \begin{array}{l}2\left( {x – 2} \right) + 3\left( {1 + y} \right) = – 2\\3\left( {x – 2} \right) – 2\left( {1 + y} \right) = – 3.\end{array} \right.\)
Hướng dẫn:
Ta có thể giải hệ bằng hai phương pháp thế hoặc cộng đại số.
Lời giải:
a) \(\left\{ \begin{array}{l}0,5x + 2y = – 2,5\\0,7x – 3y = 8,1;\end{array} \right.\)
Nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với 3, phương trình thứ 2 với 2 ta được hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}1,5x + 6y = – 7,5\\1,4x – 6y = 16,2\end{array} \right.\)
Cộng từng vế của hai phương trình ta được \(\left( {1,5x + 6y} \right) + \left( {1,4x – 6y} \right) = – 7,5 + 16,2\) hay \(2,9x = 8,7\) nên \(x = 3.\)
Với \(x = 3\) thay vào phương trình đầu ta có \(0,5.3 + 2y = – 2,5\) nên \(y = – 2.\)
Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {3; – 2} \right).\)
b) \(\left\{ \begin{array}{l}5x – 3y = – 2\\14x + 8y = 19;\end{array} \right.\)
Nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với 8, phương trình thứ hai với 3 ta được hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}40x – 24y = – 16\\42x + 24y = 57\end{array} \right.\)
Cộng hai vế của phương trình ta có \(\left( {40x – 24y} \right) + \left( {42x + 24y} \right) = – 16 + 57\) hay \(82x = 41\) nên \(x = \frac{1}{2}.\)
Với \(x = \frac{1}{2}\) thay vào phương trình đầu ta được \(5.\frac{1}{2} – 3y = – 2\) hay \(y = \frac{3}{2}.\)
Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {\frac{1}{2};\frac{3}{2}} \right).\)
c) \(\left\{ \begin{array}{l}2\left( {x – 2} \right) + 3\left( {1 + y} \right) = – 2\\3\left( {x – 2} \right) – 2\left( {1 + y} \right) = – 3.\end{array} \right.\)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}2\left( {x – 2} \right) + 3\left( {1 + y} \right) = – 2\\3\left( {x – 2} \right) – 2\left( {1 + y} \right) = – 3\end{array} \right.\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}2x – 4 + 3 + 3y = – 2\\3x – 6 – 2 – 2y = – 3\end{array} \right.\) nên ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y = – 1\\3x – 2y = 5\end{array} \right.\)
Nhân cả hai vế của phương trình thứ nhất với 2, hai vế của phương trình thứ hai với 3, ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 6y = – 2\\9x – 6y = 15\end{array} \right.\)
Cộng từng vế của hai phương trình ta có \(\left( {4x + 6y} \right) + \left( {9x – 6y} \right) = – 2 + 15\) hay \(13x = 13\) nên \(x = 1.\)
Với \(x = 1\) thay vào phương trình đầu ta được \(2.1 + 3y = – 1\) nên \(y = – 1.\)
Vậy nghiệm của hệ phương trình là \(\left( {1; – 1} \right).\)