Giải chi tiết Câu hỏi Hoạt động 2 trang 77 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo – Bài 3. Đa giác đều và phép quay. Hướng dẫn: Nhìn hình tính vòng quay rồi nhận xét.
Câu hỏi/Đề bài:
Vẽ hình vuông ABCD tâm O (Hình 5a). Cắt một tấm bìa hình vuông (gọi là H) cùng độ dài cạnh với hình vuông ABCD (Hình 5b). Đặt hình vuông H trùng khít lên hình vuông ABCD sao cho tại đỉnh M của H trùng với điểm A, rồi dùng đinh ghim cố định tâm của H tại tâm O của hình vuông ABCD (Hình 5c). Quay hình vuông H quanh điểm O ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi đỉnh M của H trùng lại với đỉnh A (Hình 5d).
a) Khi điểm M trùng với B thì M vạch lên một cung tròn có số đo bằng bao nhiêu?
b) Trong quá trình trên, hình vuông H trùng khít với hình vuông ABCD bao nhiêu lần (không tính vị trí ban đầu trước khi quay)? Ứng với mỗi lần đó, điểm M vạch nên cung có số đo bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Nhìn hình tính vòng quay rồi nhận xét.
Lời giải:
a) Khi điểm M trùng với B thì M vạch lên một cung tròn có số đo bằng 270o.
b) Trong quá trình trên, hình vuông H trùng khít với hình vuông ABCD 4 lần (không tính vị trí ban đầu trước khi quay).
– Lần 1, điểm M vạch lên cung số đo 90o.
– Lần 2, điểm M vạch lên cung số đo 180o.
– Lần 3, điểm M vạch lên cung số đo 270o.
– Lần 4, điểm M vạch lên cung số đo 360o.