Dựa vào khái niệm phép thử ngẫu nhiên: Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó. Gợi ý giải Giải bài tập 3 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 8. Một hộp chứa 3 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 5; 10; 15….
Đề bài/câu hỏi:
Một hộp chứa 3 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 5; 10; 15. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử ngẫu nhiên đó.
a) Lấy bất kì 1 tấm thẻ từ hộp.
b) Lấy đồng thời 3 tấm thẻ từ hộp.
c) Lấy lần lượt 3 tấm thẻ từ hộp 1 cách ngẫu nhiên.
Hướng dẫn:
– Dựa vào khái niệm phép thử ngẫu nhiên: Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra.
– Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
Lời giải:
a) Là phép thử ngẫu nhiên vì ta không biết trước được kết quả nhưng có thể dự đoán được là có 3 kết quả có thể xảy ra:
\(\Omega \) = {5; 10; 15}.
b) Không là phép thử ngẫu nhiên vì ta có thể biết trước được kết quả.
c) Là phép thử ngẫu nhiên vì ta không biết trước được kết quả nhưng có thể dự đoán được là có 6 kết quả có thể xảy ra:
\(\Omega \) = {(5; 10; 15), (5; 15; 10), (10; 5; 15), (10; 15; 5), (15; 5; 10), (15; 10; 5)}.