Dựa vào để giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai như sau: B1. Trả lời Giải bài tập 17 trang 23 SGK Toán 9 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 6. Một miếng kim loại thứ nhất nặng 585 g, miếng kim loại thứ hai nặng 420 g….
Đề bài/câu hỏi:
Một miếng kim loại thứ nhất nặng 585 g, miếng kim loại thứ hai nặng 420 g. Thể tích của miếng thứ nhất nhỏ hơn thể tích của miếng thứ hai là 10cm3 , nhưng khối lượng riêng của miếng thứ nhất lớn hơn khối lượng riêng của miếng thứ hai là 9 g/cm3 . Biết công thức tính khối lượng riêng của một vật là \(D = \frac{m}{V}\), trong đó: D (g/cm3) là khối lượng riêng, m (g) là khối lượng của vật, V (cm3) là thể tích của vật. Tìm khối lượng riêng của mỗi miếng kim loại.
Hướng dẫn:
Dựa vào để giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai như sau:
B1: Lập phương trình
+ Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn.
+ Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
+ Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
B2: Giải phương trình nói trên.
B3: Kiểm tra các nghiệm tìm được ở B2 có thỏa mãn điều kiện của ẩn hay không rồi trả lời bài toán.
Lời giải:
Gọi x là thể tích miếng kim loại thứ nhất (x > 0)
Suy ra thể tích miếng kim loại thứ hai là x + 10
Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là: \(\frac{{585}}{x}\) g/cm3
Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là: \(\frac{{420}}{{x + 10}}\) g/cm3
Theo bài ra ta có phương trình: \(\frac{{585}}{x}\) – \(\frac{{420}}{{x + 10}}\)= 9
Biến đổi phương trình trên, ta được:
\(9{x^2} – 75x – 5850 = 0\)
Giải phương trình trên, ta được \({x_1} = 30(TM),{x_2} = – \frac{{65}}{3}(L)\)
Vậy khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là \(\frac{{585}}{{30}} = 19,5\) g/cm3 và khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là \(\frac{{420}}{{30 + 10}} = 10,5\) g/cm3.