Thay số vào công thức để tìm ra yêu cầu bài toán. Hướng dẫn giải Giải bài tập 9 trang 73 SGK Toán 9 tập 1 – Cánh diều – Bài tập cuối chương 3. Khi bay vào không gian, trọng lượng P(N) của một phi hành gia ở vị trí cách mặt đất một…
Đề bài/câu hỏi:
Khi bay vào không gian, trọng lượng P(N) của một phi hành gia ở vị trí cách mặt đất một độ cao h(m) được tính theo công thức: \(P = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + h} \right)_{}^2}}\).
a. Trọng lượng của phi hành gia là bao nhiêu Newton khi cách mặt đất 10 000 m (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
b. Ở độ cao bao nhiêu mét thì trọng lượng của phi hành gia là 619N (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Hướng dẫn:
Thay số vào công thức để tìm ra yêu cầu bài toán.
Lời giải:
a. Trọng lượng của phi hành gia khi cách mặt đất 10000 m là:
\(P = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + 10000} \right)_{}^2}} \approx 681,8\left( N \right)\).
b. Khi trọng lượng của phi hành gia là 619N thì đang ở độ cao:
\(619 = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + h} \right)_{}^2}} \Rightarrow h = \sqrt {\frac{{28014.10_{}^{12}}}{{619}}} – 64.10_{}^5 \approx 327322,3\left( m \right)\).