Bước 1: Tính bán kính bóng rổ dựa vào công thức tính diện tích bề mặt \(4\pi {R^2} = 1884, 75. \) Bước 2. Hướng dẫn trả lời Giải bài tập 7 trang 110 SGK Toán 9 tập 2 – Cánh diều – Bài tập cuối chương 10. Có một quả bóng rổ (loại số 7 cho nam) và một quả bóng tennis (Hình 45)….
Đề bài/câu hỏi:
Có một quả bóng rổ (loại số 7 cho nam) và một quả bóng tennis (Hình 45). Biết rằng diện tích bề mặt của quả bóng rổ khoảng 1 884,75 cm2 và bán kính của quả bóng rổ gấp khoảng 2 lần đường kính của quả bóng tennis. Hỏi diện tích bề mặt của quả bóng tennis đó là bao nhiêu centimét vuông (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Hướng dẫn:
Bước 1: Tính bán kính bóng rổ dựa vào công thức tính diện tích bề mặt \(4\pi {R^2} = 1884,75.\)
Bước 2: Tính bán kính bóng tennis (đường kính bóng tennis = bán kính bóng rổ : 2).
Bước 3: Tính diện tích bề mặt bóng tennis.
Lời giải:
Diện tích bề mặt bóng rổ là 1 884,75 cm2 nên ta có \(4\pi {R^2} = 1884,75\), suy ra \(R = \frac{{\sqrt {7539\pi } }}{4}cm.\)
Đường kính bóng tennis là:
\(\frac{{\sqrt {7539\pi } }}{4}:2 = \frac{{\sqrt {7539\pi } }}{8}\)(cm).
Bán kính bóng tennis là:
\(\frac{{\sqrt {7539\pi } }}{8}:2 = \frac{{\sqrt {7539\pi } }}{{16}}\) (cm).
Diện tích bề mặt bóng tennis là:
\(4.\pi .{\left( {\frac{{\sqrt {7539\pi } }}{{16}}} \right)^2} \approx 1161,4\left( {c{m^3}} \right).\)