Nêu các khả năng có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 1 bạn. b) Bước 1: Đếm số kết quả có thể xảy ra. Phân tích và giải Giải bài tập 4 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 – Cánh diều – Bài 4. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố. Nhóm hoc sinh tình nguyện khối 9 của một trường THCS có 6 bạn,…
Đề bài/câu hỏi:
Nhóm hoc sinh tình nguyện khối 9 của một trường THCS có 6 bạn, trong đó có 3 bạn nam là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), Việt (lớp 9C) và 3 bạn nữ là: An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D). Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường.
a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”.
B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.
Hướng dẫn:
a) Nêu các khả năng có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 1 bạn.
b) Bước 1: Đếm số kết quả có thể xảy ra.
Bước 2: Đếm số kết quả thận lợi cho từng biến cố.
Bước 3: Lập tỉ số giữa số liệu ở bước 1 và bước 2.
Lời giải:
a) Các kết quả có thể xảy ra của phép thử là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), Việt (lớp 9C), An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).
Có 6 kết quả có thể xảy ra.
b)
+ 3 bạn nữ là: An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D).
Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”.
Vậy xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)
+ 3 bạn lớp 9A là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), An (lớp 9A).
Vậy có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.
Vậy xác suất của biến cố B là \(P(B) = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\)