Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SGK Toán 9 - Cánh diều Bài tập 3 trang 91 Toán 9 tập 1 – Cánh diều:...

Bài tập 3 trang 91 Toán 9 tập 1 – Cánh diều: Trong công việc, người ta cần ước lượng khoảng cách từ vị trí O đến khu đất có dạng hình thang MNPQ nhưng không thể đo được trực tiếp

Dựa vào tỉ số lượng giác để giải bài toán. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài tập 3 trang 91 SGK Toán 9 tập 1 – Cánh diều – Bài 3. Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn. Trong công việc, người ta cần ước lượng khoảng cách từ vị trí \(O\…

Đề bài/câu hỏi:

Trong công việc, người ta cần ước lượng khoảng cách từ vị trí \(O\) đến khu đất có dạng hình thang \(MNPQ\) nhưng không thể đo được trực tiếp, khoảng cách đó được tính bằng khoảng cách từ \(O\) đến đường thẳng \(MN\). Người ta chọn vị trí \(A\) ở đáy \(MN\) và đo được \(OA = 18m,\widehat {OAN} = 44^\circ \) (Hình 37). Tính khoảng cách từ vị trí \(O\) đến khu đất (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét).

Hướng dẫn:

Dựa vào tỉ số lượng giác để giải bài toán.

Lời giải:

Gọi chân đường vuông góc kẻ từ \(O\) đến đường thẳng \(MN\) là \(H\).

Xét tam giác \(AHO\) vuông tại \(H\), ta có:

\(HO = AO.\sin 44^\circ = 18.\sin 44^\circ \approx 12,5\left( m \right)\).

Vậy khoảng cách từ vị trí \(O\) đến khu đất khoảng 12,5m.