Bước 1: Gọi giá tiền mỗi kilôgam gạo mà bác Lan đã mua là \(x\) (nghìn đồng, \(2 < x < 480\)). Bước 2. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 7 trang 10 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 1. Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn. Bác Lan dự định dùng hết số tiền 480 nghìn đồng để mua gạo nếp gói bánh chưng nhân dịp…
Đề bài/câu hỏi:
Bác Lan dự định dùng hết số tiền 480 nghìn đồng để mua gạo nếp gói bánh chưng nhân dịp tết Nguyên đán. Khi đến cửa hàng, loại gạo mà bác Lan dự định mua đã tăng 2 nghìn đồng/kg. Do vậy, bác Lan đã mua lượng gạo giảm \(\frac{1}{{16}}\) lần so với dự định. Tính giá tiền mỗi kilôgam gạo mà bác Lan đã mua.
Hướng dẫn:
Bước 1: Gọi giá tiền mỗi kilôgam gạo mà bác Lan đã mua là \(x\) (nghìn đồng, \(2 < x < 480\)).
Bước 2: Biểu diễn số gạo dự định và thực tế mua được.
Bước 3: Lượng gạo đã mua giảm \(\frac{1}{{16}}\) lần so với dự định tức là lượng gạo đã mua bằng \(\frac{{15}}{{16}}\) lượng gạo dự định.
Bước 4: Lập phương trình.
Bước 5: Giải phương trình và đối chiếu điều kiện.
Lời giải:
Gọi giá tiền mỗi kilôgam gạo mà bác Lan đã mua là \(x\) (nghìn đồng, \(2 < x < 480\)).
Số gạo bác Lan thực tế mua được là: \(\frac{{480}}{x}\)(kg).
Lúc chưa tăng, giá tiền mỗi kilogam gạo có giá là \(x – 2\) (nghìn đồng).
Số gạo bác Lan dự định mua được là: \(\frac{{480}}{{x – 2}}\)(kg).
Do bác Lan đã mua lượng gạo giảm \(\frac{1}{{16}}\) lần so với dự định tức là lượng gạo đã mua bằng \(\frac{{15}}{{16}}\) lượng gạo dự định nên ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}\frac{{480}}{x} = \frac{{15}}{{16}}.\frac{{480}}{{x – 2}}\\\frac{1}{x} = \frac{{15}}{{16(x – 2)}}\\16\left( {x – 2} \right) = 15x\\x = 32\end{array}\)
Ta thấy \(x = 32\) thỏa mãn điều kiện nên giá tiền mỗi kilôgam gạo mà bác Lan đã mua là 32 nghìn đồng.