Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 38 trang 67 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1:...

Bài 38 trang 67 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1: Cho biểu thức M = 1/2√x – 2 – 1/2√x + 2 + √x /1 – x với x > 0. a) Rút gọn biểu thức M

Quy đồng mẫu thức các phân thức. b) Thay \(x = \frac{4}{9}\) vào biểu thức vừa rút gọn. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài 38 trang 67 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 4. Một số phép biến đổi căn thức bậc hai của biểu thức đại số. Cho biểu thức \(M = \frac{1}{{2\sqrt x – 2}} – \frac{1}{{2\sqrt x + 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{1 – x}}\…

Đề bài/câu hỏi:

Cho biểu thức \(M = \frac{1}{{2\sqrt x – 2}} – \frac{1}{{2\sqrt x + 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{1 – x}}\) với \(x > 0\).

a) Rút gọn biểu thức M.

b) Tính giá trị biểu thức M tại \(x = \frac{4}{9}.\)

c) Tìm giá trị của x để \(\left| M \right| = \frac{1}{3}\).

Hướng dẫn:

a) Quy đồng mẫu thức các phân thức.

b) Thay \(x = \frac{4}{9}\) vào biểu thức vừa rút gọn.

c) Thay biểu thức M vừa rút gọn vào phương trình \(\left| M \right| = \frac{1}{3}\), và giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.

Lời giải:

a) Với \(x > 0\), ta có:

\(\begin{array}{l}M = \frac{1}{{2\sqrt x – 2}} – \frac{1}{{2\sqrt x + 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{1 – x}}\\ = \frac{1}{{2\left( {\sqrt x – 1} \right)}} – \frac{1}{{2\left( {\sqrt x + 1} \right)}} + \frac{{\sqrt x }}{{\left( {1 – \sqrt x } \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}}\\ = \frac{{\sqrt x + 1}}{{2\left( {1 – \sqrt x } \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}} – \frac{{\left( {1 – \sqrt x } \right)}}{{2\left( {1 – \sqrt x } \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}} + \frac{{2\sqrt x }}{{2\left( {1 – \sqrt x } \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}}\\ = \frac{{\sqrt x + 1 – \left( {\sqrt x – 1} \right) – 2\sqrt x }}{{2\left( {\sqrt x – 1} \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}}\\ = \frac{{2 – 2\sqrt x }}{{2\left( {\sqrt x – 1} \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}}\\ = \frac{{2\left( {1 – \sqrt x } \right)}}{{2\left( {\sqrt x – 1} \right)\left( {1 + \sqrt x } \right)}}\\ = – \frac{1}{{1 + \sqrt x }}\end{array}\)

Vậy \(M = – \frac{1}{{1 + \sqrt x }}\).

b) Thay \(x = \frac{4}{9}\) (thỏa mãn điều kiện) vào M, ta được:

\(M = – \frac{1}{{1 + \sqrt x }} = – \frac{1}{{1 + \sqrt {\frac{4}{9}} }} = – \frac{1}{{1 + \frac{2}{3}}} = \frac{{ – 3}}{5}\)

Vậy \(M = \frac{{ – 3}}{5}\) với \(x = \frac{4}{9}\).

a) Để \(\left| M \right| = \frac{1}{3}\) thì \(\left| { – \frac{1}{{1 + \sqrt x }}} \right| = \frac{1}{3}\)

Ta xét 2 trường hợp sau:

TH1: \( – \frac{1}{{1 + \sqrt x }} = \frac{1}{3}\)

\(\begin{array}{l} – \frac{1}{{1 + \sqrt x }} = \frac{1}{3}\\1 + \sqrt x = – 3\end{array}\)

\(\sqrt x = – 4\) (vô lý)

TH2:

\(\begin{array}{l} – \frac{1}{{1 + \sqrt x }} = – \frac{1}{3}\\\frac{1}{{1 + \sqrt x }} = \frac{1}{3}\\1 + \sqrt x = 3\\\sqrt x = 2\\x = 4(TMĐK)\end{array}\)

Vậy \(x = 4\) là giá trị cần tìm.