Bước 1: Xác định đối tượng và số liệu thống kê rồi lập bảng tần số. Bước 2: Từ bảng tần số. Vận dụng kiến thức giải Giải bài 18 trang 22 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 2. Tần số. Tần số tương đối. Trong bài thơ “Lượm” nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ:…
Đề bài/câu hỏi:
Trong bài thơ “Lượm” nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…”
Mẫu dữ liệu thống kê các chữ cái C, N, H, T, L lần lượt xuất hiện trong những câu thơ trên là:
a) Lập bảng tần số tương đối của mẫu dữ liệu thống kê đó.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ hình quạt tròn của mẫu dữ liệu thống kê đó.
Hướng dẫn:
a) Bước 1: Xác định đối tượng và số liệu thống kê rồi lập bảng tần số.
Bước 2: Từ bảng tần số, tính tỉ số % của mỗi đối tượng.
b) Xác định đối tượng và tiêu chí thống kê.
Xác định số đo cung tương ứng: x% tương ứng với x.3,6⁰.
Lời giải:
a) Bảng tần số:
Tỉ số phần trăm của các chữ cái C, N, H, T, L lần lượt là:
\(\frac{7}{{32}}.100\% = 21,875\% ,\frac{8}{{32}}.100\% = 25\% ,\\\frac{{11}}{{32}}.100\% = 34,375\% ,\frac{5}{{32}}.100\% = 15,625\% ,\\\frac{1}{{32}}.100\% = 3,125\% \)
Bảng tần số tương đối:
b) Số đo các góc trong biểu đồ quạt tròn biểu diễn các chữ cái C, N, H, T, L lần lượt là:
\(21,875.3,6^\circ = 78,75^\circ ;25.3,6^\circ = 90^\circ ;\\34,375.3,6^\circ = 123,75^\circ ;15,625.3,6^\circ = 56,25^\circ ;\\3,125.3,6^\circ = 11,25^\circ .\)
Biểu đồ: