Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 11 trang 126 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 11 trang 126 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2: Các kích thước của hai hình trụ (T) và (T’) (hình trụ (T) ở bên ngoài và hình trụ (T’) ở bên trong) được cho ở Hình 9

Dựa vào: Thể tích hình trụ: \(V = \pi {r^2}h\). Hướng dẫn giải Giải bài 11 trang 126 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 1. Hình trụ. Các kích thước của hai hình trụ (T) và (T’) (hình trụ (T) ở bên ngoài và hình trụ (T’)…

Đề bài/câu hỏi:

Các kích thước của hai hình trụ (T) và (T’) (hình trụ (T) ở bên ngoài và hình trụ (T’) ở bên trong) được cho ở Hình 9.

a) Viết biểu thức tính thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) theo a, b và h.

b) Tính chiều cao h, biết a = 16 cm, \(b = \frac{3}{4}a\) và thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) là 224π cm3.

Hướng dẫn:

Dựa vào: Thể tích hình trụ: \(V = \pi {r^2}h\).

Lời giải:

a) Thể tích của hình trụ (T) là: πa2h (cm3).

Thể tích của hình trụ (T’) là: πb2h (cm3).

Thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) theo a, b và h là:

πa2h – πb2h = πh(a2 – b2) (cm3).

b) Ta có a = 16 (cm), \(b = \frac{3}{4}a = \frac{3}{4}.16 = 12\) (cm).

Khi đó, thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) là:

πh.(162 – 122) = 112πh (cm3).

Theo bài, thể tích phần ở giữa hai hình trụ (T) và (T’) là 224π cm3 nên ta có:

112πh = 224π, suy ra h = 2 (cm).

Vậy h = 2 cm.