Hướng dẫn giải Mở đầu Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến 1945 – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Tham khảo internet kết hợp quan sát hình 3.1 và 3.
Câu hỏi/Đề bài:
Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Trong khi Nhật Bản tăng cường chiến tranh xâm lược thì ở hầu hết các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vì sao như vậy? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?
Hướng dẫn:
– Tham khảo internet kết hợp quan sát hình 3.1 và 3.2 (SGK trang 14)
– Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939; những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó
Lời giải:
– Nguyên nhân dẫn đến sự của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939 là:
+ Ảnh hưởng từ cách mạng tháng Mười Nga.
+ Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với các nước thực dân, đế quốc xâm lược ngày càng gay gắt;
+ Lực lượng cách mạng ở các nước đã từng bước trường thành
– Những biểu hiện cho thấy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1939 là:
+ Nhân dân Ấn Độ thực hiện tẩy chay hàng hóa của Anh và phát triển nền kinh tế dân tộc
+ Ở Trung Quốc đã diễn ra phong trào Ngũ Tứ (1919)
+ Ở Việt Nam, trong những năm 1919 – 1930 đã diễn ra nhiều hoạt động đấu tranh của các giai cấp: tư sản dân tộc; tiểu tư sản; công nhân,… Từ năm 1930 – 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động đấu tranh mới, tiêu biểu là: phong trào cách mạng 1930 – 1931; phong trào dân chủ 1936 – 1939…