Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí 9: Hãy hoàn...

Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí 9: Hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) tóm tắt về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Giải Luyện tập Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Đọc kĩ phần 1. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 và phần 2.

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) tóm tắt về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991)

Lĩnh vực

Tóm tắt tình hình

Liên Xô

Các nước Đông Âu

Chính trị

?

?

Kinh tế

?

?

Xã hội và văn hoá

?

?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ phần 1. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 và phần 2. Các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 44,45,46,47,48).

– Chỉ ra về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991).

Lời giải:

Lĩnh vực

Tóm tắt tình hình

Liên Xô

Các nước Đông Âu

Chính trị

– Tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị

– Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị

– Mâu thuẫn chính trị gia tăng, M. Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống, đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết

– Thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân

– Đến đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu diễn biến hết sức phức tạp

– Chế độ xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu.

Kinh tế

– Năm 1946, bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, đến năm 1950 đã phục hồi được mức trước chiến tranh

– Đến những năm 60, trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới

– Từ giữa những năm 70, nền kinh tế Liên Xô có dấu hiệu trì trệ

– Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội

– Trở thành những nước công nghiệp hoặc công – nông nghiệp.

– Từ giữa những năm 70, nền kinh tế các nước Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm

Xã hội và văn hoá

– Cơ cấu xã hội có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và trí thức gia tăng

– Văn hoá phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí – thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

– Công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước

– Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao

– Văn hoá có bước phát triển vượt bậc