Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức (?) Câu hỏi mục 5 a Bài 14 Lịch sử và Địa...

(?) Câu hỏi mục 5 a Bài 14 Lịch sử và Địa lí 9: Dựa vào thông tin mục a và quan sát hình 14.3, hãy: Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ

Đáp án (?) Câu hỏi mục 5 a Bài 14: Bắc Trung Bộ – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Đọc kĩ vào thông tin mục 5. a) Nông nghiệp và lâm nghiệp; quan sát hình 14.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin mục a và quan sát hình 14.3, hãy:

– Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

– Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ vào thông tin mục 5.a) Nông nghiệp và lâm nghiệp; quan sát hình 14.3 (SGK trang 173,174,175).

– Chỉ ra tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ; sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

– Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ dựa vào kinh tế hộ gia đình sang sản xuất hàng hoá tập trung, thâm xanh, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ

+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá đa dạng

+ Trồng trọt: Lúa là cây lương thực chính.

+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn; mía được trồng chủ yếu ở vùng gò đồi phía tây các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở một số nơi như cà phê (Nghệ An, Quảng Trị), hồ tiêu (Quảng Trị, Quảng Bình), chè (Nghệ An, Thanh Hóa),…,một số cây ăn quả như cam, bưởi,… ở vùng gò đồi từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

+ Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò phát triển mạnh ở Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. Lợn và gia cầm được nuôi ở hầu khắp các tỉnh.

– Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn với 3,1 triệu ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 70%

+ Nghề rừng từng bước phát triển nhờ chính sách giao đất giao rừng. Các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc được mở rộng đem lại hiệu quả kinh tế và góp phần phòng, chống thiên tai.

+ Khai thác gỗ tập trung ở vùng đồi núi phía tây các tỉnh. Ngoài gỗ, người dân còn khai thác các lâm sản khác như luồng, tre, mây, măng, dược liệu,…

+ Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng rất được chú trọng