Đáp án (?) Câu hỏi mục 4 a Bài 17: Vùng Tây Nguyên – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Tham khảo: Đọc kĩ mục 4. a) Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả và hình 17.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin mục a và hình 17.2, hãy:
– Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên
– Trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây ăn quả ở Tây Nguyên.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ mục 4.a) Phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả và hình 17.2 (SGK trang 139).
– Chỉ ra sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm và ngành trồng cây ăn quả ở Tây Nguyên.
Lời giải:
– Sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp lâu năm:
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước
+ Năm 2021, diện tích cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên chiếm hơn 40% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chính của vùng là cà phê, hồ tiêu, điều, cao su
+ Cà phê là cây trồng chủ lực trong đó cà phê đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng, được trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai. Cao su và điều có diện tích và sản lượng đứng thứ hai cả nước, được trồng nhiều nhất ở Gia Lai, điều trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk
– Sự phát triển và phân bố của ngành trồng cây ăn quả:
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn, các loại cây tiêu biểu là: sầu riêng, bơ, chôm chôm, mít,… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
+ Cây ăn quả được trồng chủ yếu tại: Buôn Ma Thuột, Lâm Đồng, Pleiku,…