Giải Câu hỏi mục 3 2 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918-1930 – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Tham khảo: Đọc kĩ phần 3. Phong trào của giai cấp công nhân (SGK trang 23 và 24) và tư liệu.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy trình bày những nét chính trong phong trào của giai cấp công nhân.
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ phần 3. Phong trào của giai cấp công nhân (SGK trang 23 và 24) và tư liệu .
– Chỉ ra những nét chính qua các giai đoạn trong phong trào của giai cấp công nhân.
Lời giải:
Những nét chính:
* Giai đoạn 1919 – 1925
– Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam diễn ra sôi nổi với mục đích chủ yếu là bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm…
– Bên cạnh các hoạt động bỏ trốn, phá bỏ giao kèo, công nhân đã bắt đầu sử dụng hình thức đấu tranh bãi công.
* Giai đoạn 1925-1930
– Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn) đã nổ ra và giành thắng lợi, đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân Việt Nam từ giai đoạn đấu tranh “tự phát” sang “tự giác”.
– Từ năm 1926, các cuộc đấu tranh có tổ chức của công nhân diễn ra liên tục từ Bắc tới Nam và bước đầu thể hiện sự liên kết với nhiều ngành, nhiều địa phương. Đặc biệt, bên cạnh mục tiêu kinh tế, công nhân còn đấu tranh nhằm mục tiêu chính trị rõ ràng hơn. Giai cấp công nhân dần trở thành lực lượng chính trị độc lập.
– Một số cuộc đấu tranh lớn như: bãi công ở mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh), nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy sửa chữa ô tô A-vi-a (Hà Nội), đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước),…