Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức (?) Câu hỏi mục 1 a Chủ đề 3 Lịch sử và...

(?) Câu hỏi mục 1 a Chủ đề 3 Lịch sử và Địa lí 9: Khai thác tư liệu 1 và 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày những chứng cứ lịch sử trước năm 1884 thể hiện chủ quyền biển đảo của

Hướng dẫn giải (?) Câu hỏi mục 1 a Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông(2) – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Gợi ý: Đọc kĩ thông tin tư liệu 1 và 2 thông tin trong mạch(SGK trang 231+232+233).

Câu hỏi/Đề bài:

1: Khai thác tư liệu 1 và 2 và thông tin trong mục, hãy trình bày những chứng cứ lịch sử trước năm 1884 thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

2: Trình bày các chứng cứ lịch sử từ sau năm 1884 về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ thông tin tư liệu 1 và 2 thông tin trong mạch(SGK trang 231+232+233).

– Chỉ ra những chứng cứ lịch sử trước và sau năm 1984 về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Lời giải:

*Ý 1:

– Di chỉ khảo cổ học:

+ Các di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hoá biển được phát hiện ở các khu vực ven biển Việt Nam cho thấy người Việt cổ đã cư trú sát biển và có cuộc sống gắn liền với Biển Đông

+ Nhiều dấu vết tàu đắm, hiện vật đồ gốm được tìm thấy cho thấy Vương quốc Chăm-pa đã có những mối giao lưu rộng rãi với Ấn Độ và vùng Tây Á,… còn cư dân Óc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến tận vùng Địa Trung Hải

– Tư liệu của Việt Nam:

+ Nhiều công trình sử học và địa lí cổ đã ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các triều đại quân chủ Việt Nam ở khu vực Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Các bản đồ cổ của Việt Nam thời quân chủ đã về khu vực Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam

– Nhiều văn bản hành chính của Nhà nước quân chủ Việt Nam đã ghi chép các hoạt động xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông

– Tư liệu của người nước ngoài:

+ Từ khoảng thế kỉ XVI, người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh,… đã vẽ nhiều bản đồ vùng biển Đông Nam Á, trong đó đều thể hiện khá rõ bờ biển, Biển Đông và hải đảo của Việt Nam đương thời

+ Trong các chuyến du hành tới Đông Nam Á và Việt Nam, nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây cũng ghi chép về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam tại các đảo, quần đảo trên Biển Đông

+ Nhiều bản ghi chép cho thấy chúa Nguyễn thường xuyên cử thuyền ra các đảo trên Biển Đông khai thác hải sản quý hiếm, thu nhặt những di vật từ những tàu đắm và thực hiện tuần phòng, kiểm soát vùng biển, đảo

*Ý 2:

– Từ sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), chính quyền Pháp đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, đã có nhiều hoạt động khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

– Việc chính quyền Pháp ở Đông Dương xây dựng bia chủ quyền, trạm khí tượng, cử quân đội đồn trú tại các đảo và tuần tra vùng biển,… cũng là những chứng cứ quan trọng thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

– Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, các chính quyền ở Việt Nam đã ban hành nhiều sắc lệnh, quy định, thể hiện sự quản lí và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông, cũng như đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại nhiều diễn đàn quốc tế

– Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí, bảo vệ và thực hiện chủ quyền đối với các đảo, quần đảo, thềm lục địa thuộc Biển Đông. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong các tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao, tại các Hội nghị thế giới,…