Đáp án (?) Câu hỏi mục 2 Bài 13: Một số nước ở Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Dựa vào tư liệu 13.6, bảng 13.7 và thông tin trong bài.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào tư liệu 13.6, bảng 13.7 và thông tin trong bài, hãy:
Lập bảng thống kê thể hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á giai đoạn 1945 – 1975. Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991 có điểm gì nổi bật?
Trình bày khái quát quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991.
Hướng dẫn:
– Dựa vào tư liệu 13.6, bảng 13.7 và thông tin trong bài
– Chỉ ra điểm nổi bật tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991
– Chỉ ra khái quát quá trình phát triển của của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991
Lời giải:
Yêu cầu 1
Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 |
Giai đoạn 2: từ năm 1920 – 1945: |
Giai đoạn 3: từ năm 1945 – 1975: |
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh. |
Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philippin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. |
Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 – 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948). Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunei được trao trả độc lập năm 1984). |
Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991: dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, xã hội có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
Quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991:
* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
* Giai đoạn 1976 – 1991:
– ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.
– 1884, Brunei tham gia ASEAN.
Yêu cầu 2
Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991: dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, xã hội có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
Quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991:
* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
* Giai đoạn 1976 – 1991:
– ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.
– 1884, Brunei tham gia ASEAN.