Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Chân trời sáng tạo (?) Câu hỏi mục 1 Bài 10 Lịch sử và Địa lí...

(?) Câu hỏi mục 1 Bài 10 Lịch sử và Địa lí 9: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

Đáp án (?) Câu hỏi mục 1 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Đọc kĩ phần 1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 48).

Câu hỏi/Đề bài:

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Dựa vào tư liệu 10.1 và 10.2, hãy nêu nhận xét về sự phát triển của công nghiệp ở Liên Xô. Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do cho sự sụp đổ đó

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ phần 1. Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 48)

– Chỉ ra trong sơ đồ tư duy những nét chính vè tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Lời giải:

Với kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950), sản lượng công nghiệp đã tăng 73% sản lượng nông nghiệp đạt mức chiến tranh, khiến Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.

Sự sụp đổ của Liên Xô:

– Duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế – xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.

– Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.

Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường

– Không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu.

– Những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô