Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Cánh diều (?) Câu hỏi mục IV 2 Bài 13 Lịch sử và Địa...

(?) Câu hỏi mục IV 2 Bài 13 Lịch sử và Địa lí 9: Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt?

Giải chi tiết (?) Câu hỏi mục IV 2 Bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều. Gợi ý: Đọc kĩ phần 2. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt (SGK trang 66).

Câu hỏi/Đề bài:

Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt?

Hướng dẫn:

– Đọc kĩ phần 2. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt (SGK trang 66)

– Chỉ ra Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.

Lời giải:

– Về chính trị, tháng 2-1951. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đáng Cộng sản Đông Dương được triệu tập. Đại hội đã thông qua, bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam, đồng thời quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, đối tên thành Đảng Lao động Việt Nam. Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Cùng thời gian này, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập, nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đầu tranh chống thực dân Pháp.

-Về ngoại giao, từ năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã lần lượt công nhận và chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Chính phú Việt Nam. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước này.

– Về kinh tế, năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoán, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. Năm 1953, Đảng và Chính phủ phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.

– Về văn hóa, giáo dục, tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Từ năm 1951 đến năm 1953, nền giáo dục kháng chiến đã đào tạo được 7.000 cán bộ kĩ thuật. Tháng 5-1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức, biểu dương thành tích trong sản xuất và chiến đấu của quân dân cả nước.