Giải (?) Câu hỏi mục II Bài 21: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều. Gợi ý: Đọc kĩ phần II. Xu thế toàn cầu hóa(SGK trang 104).
Câu hỏi/Đề bài:
Trình bày những nét cơ bản về xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa có tác dụng như thế nào đến thế giới và Việt Nam?
Hướng dẫn:
– Đọc kĩ phần II. Xu thế toàn cầu hóa(SGK trang 104)
– Chỉ ra những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa . Tác dụng của toàn cầu hóa đến thế giới và Việt Nam.
Lời giải:
– Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động, phụ thuộc lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
– Xu thế này phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỉ XX. được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, trong đó cốt lõi là toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hoá thể hiện qua các trụ cột chính như sau:
– Các trụ cột của toàn cầu hóa : Mạng lưới thông tin toàn cầu, mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu, mạng lưới và hệ thống trụ sở toàn cầu, mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia.
– Toàn cầu hóa có tác động mạnh mẽ đến thế giới và Việt Nam. Đối với thể giới, toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh, làm thay đổi bộ mặt của nhân loại cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Đối với Việt Nam, xu thế này tạo ra những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế.