Trang chủ Lớp 9 Khoa học tự nhiên lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Câu hỏi luyện tập trang 34 Khoa học tự nhiên 9 Cánh...

Câu hỏi luyện tập trang 34 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB vào vở trong một số trường hợp sau: Trong mỗi trường hợp, chỉ ra đâu là ảnh thật

Đáp án Câu hỏi luyện tập trang 34 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Cánh diều – Chủ đề 2. Ánh sáng. Hướng dẫn: Sử dụng kiến thức về cách vẽ ảnh để vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB vào.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB vào vở trong một số trường hợp sau:

Trong mỗi trường hợp, chỉ ra đâu là ảnh thật, đâu là ảnh ảo. Nhận xét về chiều và độ lớn của ảnh so với vật.

2. Từ kết quả xác định ảnh trong mỗi trường hợp trên, nêu điều kiện về vị trí đặt vật trước thấu kính để có ảnh thật hoặc ảnh ảo.

Hướng dẫn:

Sử dụng kiến thức về cách vẽ ảnh để vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB vào vở trong một số trường hợp được nêu.

Từ hình ảnh của vật trong mỗi trường hợp trên, học sinh nêu điều kiện về vị trí đặt vật trước thấu kính để có ảnh thật hoặc ảnh ảo.

Vẽ ảnh của điểm sáng S (vật sáng nhỏ) nằm ngoài trục chính

• Từ điểm sáng S, ta vẽ hai tia tới thấu kính là tia tới đi qua quang tâm và tia tới song song trục chính của thấu kính.

• Vẽ hai tia ló tương ứng.

• Xác định điểm cắt nhau (hoặc kéo dài cắt nhau) S’ của hai tia ló. S’ là ảnh của S qua thấu kính (hình 6.2).

Người ta quy ước, đường kéo dài của tia sáng được biểu diễn bằng nét đứt.

Vẽ ảnh của vật sáng AB

Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của các điểm trên vật. Trong trường hợp đơn giản, ta xét vật sáng AB có dạng phăng nhỏ, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Khi đó, ảnh A’B’ của AB cũng nằm vuông góc với trục chính của thấu kính.

• Để vẽ ảnh của vật sáng AB ta cần xác định ảnh của điểm A và ảnh của điểm B. Vì điểm A nằm trên trục chính nên ảnh A’ của điểm A cũng nằm trên trục chính.

• Vẽ ảnh B’ của điểm B.

• Từ B’ hạ đường vuông góc xuống trục chính, cắt trục chính tại A’ ta được ảnh A’B’ của vật sáng AB (hình 6.3).

Ảnh A’B’ của vật AB có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

Ảnh thật của vật được biểu diễn bằng đường nét liền, ảnh ảo của vật được biểu diễn bằng đường nét đứt.

Lời giải:

Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh lớn hơn vật.

Ảnh thật, ngược chiều với vật. Ảnh nhỏ hơn vật.

Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh nhỏ hơn vật.

– Điều kiện về vị trí đặt vật trước thấu kính để có ảnh thật hoặc ảnh ảo.

Vật nhỏ đặt trước thấu kính

Tính chất ảnh

Thấu kính hội tụ

Khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự

Ảnh thật, ngược chiều với vật. Ảnh có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật

Khoảng cách từ vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự

Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh lớn hơn vật

Thấu kính phân kì

Với mọi vị trí đặt vật

Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh nhỏ hơn vật