Đáp án Câu 7.9 Bài 7. Thấu kính. Kính lúp (trang 19, 20, 21) – SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 9 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Vận dụng kiến thức về thấu kính.
Câu hỏi/Đề bài:
Một vật sáng AB được đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, cho ảnh A′B′ ngược chiều và lớn hơn AB như hình dưới đây.
a) Đây là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao?
b) Dùng phép vẽ, xác định vị trí quang tâm O và các tiêu điểm chính của thấu kính
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về thấu kính
Lời giải:
a) Ảnh A′B′ ngược chiều với vật AB nên là ảnh thật, vì vậy đây là thấu kính hội tụ.
b) Cách vẽ:
– Vẽ đường nối B và B’ giao với trục chính tại O; O là quang tâm của thấu kính.
– Vẽ kí hiệu thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính tại O.
– Từ B vẽ tia sáng BI song song với trục chính tới thấu kính, tia ló của tia này đi qua B’ và cắt trục chính tại điểm F; F′ là tiêu điểm chính của thấu kính.
– Tiêu điểm chính còn lại của thấu kính là điểm F đối xứng với F′ qua quang tâm O.