Giải Câu hỏi Khám phá 2 trang 44 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Kết nối tri thức – Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Tham khảo: Em đọc kĩ thông tin và liên kết với các trường hợp ở mục 1 để trả lời các câu.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy đọc các nội dung sau và trả lời câu hỏi:
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí
– Trách nhiệm pháp lí là loại trách nhiệm do pháp luật quy định.
– Trách nhiệm pháp lí chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lí do cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lí gắn với các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, có giá trị pháp lí bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Phân loại trách nhiệm pháp lí
* Trách nhiệm hình sự
– Trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự
– Trách nhiệm hình sự phát sinh khi có chủ thể có hành vi vi phạm hình sự
– Trách nhiệm hình sự do Toà án áp dụng đối với chủ thể vi phạm hình sự.
– Trách nhiệm hình sự tước bỏ quyền, lợi ích của chủ thể vi phạm hình sự
– Trách nhiệm hình sự gắn với các biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền, phạt tù, tử hình,…
* Trách nhiệm dân sự
– Trách nhiệm dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
– Trách nhiệm dân sự phát sinh khi chủ thể có hành vi vi phạm dân sự
– Trách nhiệm dân sự do Toà án hoặc chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm dân sự.
– Trách nhiệm dân sự buộc chủ thể vi phạm dân sự gánh chịu thiệt hại về tài sản, nhân thân… để khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm
– Trách nhiệm dân sự gần với các biện pháp cưỡng chế như: buộc xin lỗi, cái chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự…
* Trách nhiệm hành chính
– Trách nhiệm hành chính được quy định trong Luật Xử lí vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
– Trách nhiệm hành chính phát sinh khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.
– Trách nhiệm hành chính do các chủ thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính.
– Trách nhiệm hành chính buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu thiệt hại về tài sản, công việc,
– Trách nhiệm hành chính gắn liền với các biện pháp cưỡng chế như: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…
* Trách nhiệm kỉ luật
– Trách nhiệm kỉ luật được quy định trong Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức,
– Trách nhiệm kỉ luật phát sinh khi chú thế có hành vi vi phạm kỉ luật.
– Trách nhiệm kỉ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỉ luật.
– Trách nhiệm kỉ luật buộc chủ thể vi phạm kỉ luật phải gánh chịu thiệt hại về danh dự, uy tín, công việc, thu nhập
– Trách nhiệm kỉ luật gắn liền với các biện pháp cưỡng chế như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc…
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 31. Mục đích của hình phạt
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
a. Em hãy dựa vào nội dung về đặc điểm của các loại trách nhiệm pháp lí để xác định loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với hành vi vi phạm của mỗi chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3, 4 (ở mục 1)
b. Theo em, trách nhiệm pháp lí là gì? Có những loại trách nhiệm pháp lí nào?
c. Em hãy cho biết trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ thông tin và liên kết với các trường hợp ở mục 1 để trả lời các câu hỏi
Lời giải:
a.
Trường hợp |
Dấu hiệu vi phạm pháp luật |
Phân loại |
Trách nhiệm pháp lí |
1 |
Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, tạt đầu các phương tiện khác |
Vi phạm hành chính |
Trách nhiệm hành chính |
2 |
Bà B không trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận trong giấy tờ vay nợ |
Vi phạm dân sự |
Trách nhiệm dân sự |
3 |
Nhiều lần đi muộn không rõ lí do và không hoàn thành các công việc được giao |
Vi phạm kỉ luật |
Trách nhiệm kỉ luật |
4 |
Vận chuyển 1kg ma túy tổng hợp từ biên giới vào lãnh thổ Việt Nam để bán lại |
Vi phạm hình sự |
Trách nhiệm hình sự |
b. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả bất lợi do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình
Trách nhiệm pháp lí bao gồm:
– Trách nhiệm hình sự
– Trách nhiệm dân sự
– Trách nhiệm hành chính
– Trách nhiệm kỉ luật
c. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí
– Thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật
– Là sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật
– Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
– Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật
– Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội