Lời giải Câu hỏi Khám phá 1 trang 49 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Chân trời sáng tạo – Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Tham khảo: Em đọc kĩ các thông tin trong bảng và các trường hợp để phân tích các hành vi của chủ.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1.
Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử. Tại tiệm Internet, bạn D bị anh T (20 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma túy. Trong một lần sử dụng ma túy, bạn D và anh T bị công an bắt quả tang, lập biên bản, đưa về trụ sở công an cùng tang vật.
Trường hợp 2.
Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định. Sau đó, anh G đã gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11%
Trường hợp 3.
Ông V là công chức nhà nước. Trong giờ làm việc, ông V đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng.
– Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ các thông tin trong bảng và các trường hợp để phân tích các hành vi của chủ thể, từ đó phân loại các vi phạm
Lời giải:
Trường hợp 1.
Bạn D (14 tuổi)
– Hành vi vi phạm: Trốn học để đi chơi điện tử, sử dụng ma túy
– Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện nghĩa vụ học tập và sử dụng chất cấm
– Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý
– Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có (14 tuổi có khả năng nhận thức hành vi nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội: đe dọa gây thiệt hại cho bản thân và xã hội
– Loại vi phạm: vi phạm hành chính
Anh T (20 tuổi)
– Hành vi vi phạm: Dụ dỗ trẻ vị thành niên sử dụng ma túy
– Hành vi trái pháp luật: Thực hiện hành vi bị pháp luật cấm (dụ dỗ và sử dụng chất cấm)
– Hành vi có lỗi của chủ thể: cố ý
– Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội: gây ra thiệt hại cho xã hội
– Loại vi phạm: vi phạm hình sự
Trường hợp 2. Anh G (16 tuổi)
– Hành vi vi phạm: Điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định, gây tai nạn cho chị M
– Hành vi trái pháp luật: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ
– Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý
– Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Gây ra thiệt hại (làm chị M bị thương tỉ lệ thương tật dưới 11%)
– Loại vi phạm: vi phạm hành chính
Trường hợp 3. Ông V (công chức nhà nước)
– Hành vi vi phạm: Sử dụng xe cơ quan trong giờ làm việc để giải quyết việc riêng
– Hành vi trái pháp luật: Thực hiện không đúng quy định của pháp luật và nội quy cơ quan
– Hành vi có lỗi của chủ thể: Cố ý
– Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí: Có
– Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đe dọa gây thiệt hại (sử dụng tài sản công cho việc cá nhân)
– Loại vi phạm: Vi phạm kỷ luật