Hướng dẫn giải Câu hỏi Khám phá 2 trang 54 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Cánh diều – Bài 9. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Gợi ý: Em đọc kĩ thông tin và trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
Thông tin 1
Thông tin 2
a. Từ thông tin 1, em hãy xác định các dấu hiệu, đặc điểm của trách nhiệm pháp lí và mỗi loại trách nhiệm pháp lí
b. Dựa vào các dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng chủ thể trong hoạt động 1, em hãy xác định các trách nhiệm pháp lí tương ứng
c. Từ thông tin 2, theo em, việc áp dụng hình thức xử phạt cho các đối tượng vi phạm pháp luật có ý nghĩa như thế nào?
Hướng dẫn:
Em đọc kĩ thông tin và trả lời các câu hỏi
Lời giải:
a. Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình do Nhà nước quy định
Có 4 loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật
– Trách nhiệm hình sự:
+ Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
+ Do Tòa án áp dụng đối với người vi phạm hình sự.
+ Mục đích: Tước hoặc hạn chế quyền, lợi ích của chủ thể phạm tội.
– Trách nhiệm hành chính:
+ Do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng
+ Đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy tắc quản lí hành chính nhà nước.
– Trách nhiệm kỉ luật:
+ Do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng
+ Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lí của mình khi họ vi phạm pháp luật.
– Trách nhiệm dân sự:
+ Do Tòa án hoặc các chủ thể khác áp dụng
+ Đối tượng: Những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự.
+ Mục đích: Khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
b.
Tình huống |
Hành vi vi phạm pháp luật |
Trách nhiệm pháp lí |
1 |
Hành vi của anh K là hành vi đánh nhau, gây thương tích cho anh V và một số người khác. Anh V bị thương tích 12% => Vi phạm hình sự |
Trách nhiệm hình sự |
2 |
Hành vi của anh M là vi phạm nội dung hợp đồng thuê nhà với ông P. Anh M đã thay đổi kết cấu ngôi nhà mà không xin phép ông P. => Vi phạm dân sự |
Trách nhiệm dân sự |
3 |
Hành vi của anh T là vi phạm nội quy của công ty A (đi làm muộn và không mặc áo bảo hộ lao động). => Vi phạm kỉ luật |
Trách nhiệm kỉ luật |
4 |
Hành vi của H là không cài quai mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông. => Vi phạm hành chính |
Trách nhiệm hành chính |
c. Ý nghĩa của việc áp dụng các hình thức xử phạt cho các đối tượng vi phạm pháp luật:
– Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
– Giáo dục, răn đe mọi người; nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật
– Củng cố niềm tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật