Giải chi tiết Câu hỏi Khám phá trang 7 SGK Công nghệ 9 Cánh diều – Bài 1. Đặc điểm chung của cây ăn quả. Tham khảo: Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Hãy nêu đặc điểm thực vật học của cây ăn quả.
2. Tại sao người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả?
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức trong bài và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
1. Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả:
– Rễ:
+ Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
+ Dự trữ các chất dinh dưỡng khi cây sinh trưởng chậm hoặc ngủ, nghỉ.
+ Giữ cho cây đứng vững khi có gió bão.
+ Rễ cây thường phân bố sâu và rộng, phân nhiều nhánh. Đa phần rễ phân bố ở độ sâu khoảng 5 – 50 cm nên đất trồng cây ăn quả yêu cầu độ dày tầng canh tác trên 1.0m.
– Thân và cành:
+ Thân chính được tính từ cổ rễ cây đến điểm phân cành đầu tiên.
+ Cành mọc trên thân chính là cành cấp l: cành mọc trên cành cấp 1 là cành cấp 2: tương tự là cành cấp 3, 4, 5….
+ Có chức năng nâng đỡ và dẫn nối giữa bộ rễ với lá, chồi, hoa, quả.
– Lá:
+ Là cơ quan sinh dưỡng rất quan trọng đối với cây ăn quả
+ Sự phân bố lá trên cây quyết định diện tích lá trên tán cây và ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng của lá khi tiến hành quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.
– Hoa:
+ Là cơ quan sinh sản của cây. Tùy loại cây ăn quả mà có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
+ Phần lớn cây ăn quả cần có sự giao phấn giữa các cây hoặc các hoa để tăng tỉ lệ đậu quả.
– Quả:
+ Bảo vệ hạt – cơ quan sinh sản của cây.
+ Quả hạch: Loại quả bên ngoài có phần mềm bao quanh một “hạt” lớn với lớp vỏ quả trong cứng cùng với hạt giống ở bên trong, ví dụ: đào, mận….,
+ Quả mọng: Các loại trái cây nhỏ, có nhiều thịt quả, nhiều nước, ví dụ: cam, quýt….
+ Quả có vỏ cứng: Loại quả có vỏ cứng bên ngoài, ví dụ: dừa, đào lộn hột,….
2. Người trồng cần hiểu được đặc điểm thực vật học của cây ăn quả để:
– Lựa chọn giống cây phù hợp: giúp người trồng có thể lựa chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và mục tiêu sản xuất của họ.
– Chăm sóc tốt hơn: giúp người trồng có thể chăm sóc cây một cách hiệu quả hơn. Họ có thể điều chỉnh phương pháp chăm sóc, cung cấp nước, phân bón và kiểm soát sâu bệnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của cây.
– Nhận biết vấn đề sức khỏe của cây: nhận ra các vấn đề sớm và áp dụng biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.
– Tối ưu hóa sản lượng và chất lượng: tối ưu hóa điều kiện môi trường để tăng cường sản lượng và chất lượng của trái cây.
– Giảm thiểu rủi ro: giúp người trồng dự đoán và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến cây trồng.