Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài tập Thực hành viết trang 16 vở thực hành ngữ văn...

Bài tập Thực hành viết trang 16 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2: Lập dàn ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện (tự chọn) theo gợi ý

Gợi nhớ lại kiến thức phần viết, phân tích một tác phẩm truyện. Trả lời Giải bài tập Thực hành viết trang 16 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2 – Bài 6. Chân dung cuộc sống. Lập dàn ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện (tự chọn) theo gợi ý:…

Đề bài/câu hỏi:

Lập dàn ý cho bài văn phân tích một tác phẩm truyện (tự chọn) theo gợi ý:

Hướng dẫn:

Gợi nhớ lại kiến thức phần viết, phân tích một tác phẩm truyện.

Lời giải:

I. Mở bài

– Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả O.Hen-ri: một nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn, nổi tiếng với những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tình yêu thương những con người nghèo khổ

– Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn thấm đẫm tinh thần nhân văn như thế: kể lại việc làm mang đầy ý nghĩa nhân đạo của cụ Bơ-men – vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi

II. Thân bài

1. Nhân vật Giôn-xi

– Giôn-xi là một họa sĩ nghèo mắc bệnh sưng phổi

– Khi bị bệnh, cô đã vô cùng tuyệt vọng:

+ Mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh

+ Suy nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết

→ Tinh thần suy sụp, mất hết niềm tin, nghị lực, tâm trạng buông xuôi, tuyệt vọng. (lưu ý chi tiết sử dụng từ láy)

– Thái độ của Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng:

Tự thấy mình là hư

Muốn ăn cháo, uống nước, muốn soi gương và muốn vẽ

→ Tâm trạng hoàn toàn thay đổi, cô thoát khỏi cái chết, có tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật

– Sự dai dẳng của chiếc lá chính là nguồn gốc hồi sinh tâm trạng của Giôn-xi

→ Con người cần phải có niềm tin, nghị lực để chiến thắng bệnh tật và vượt lên chính mình

2. Nhân vật Xiu

– Xiu là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, có sự đồng cảm sâu sắc và yêu thương bạn như người thân ruột thịt:

+ Khi Giôn-xi bị bệnh: Lo lắng, luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi

+ Xiu sợ khi chỉ còn 1 chiếc là thường xuân cuối cùng còn bám lại trên tường khiến Giôn-xi càng mất đi hi vọng sống.

→ Tình cảm chân thành của Xiu với cô bạn yếu đuối trọ cùng

– Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men bằng một giọng cảm động và chân thành còn có cả sự biết ơn khôn xiết

→ Thể hiện sự kính trọng, thương nhớ, khâm phục cụ Bơ-men

3. Nhân vật cụ Bơ-men

– Là một họa sĩ già, nghèo, chưa có thành đạt trên con đường nghệ thuật, mơ ước vẽ được kiệt tác

– Quan tâm, yêu quí các đồng nghiệp trẻ

– Là người có đức hi sinh thầm lặng cao cả, quên mình vì người khác

– Tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi: Khi biết tâm trạng chán nản của Giôn-xi, cụ lẳng lặng vẽ cltxcc trên tường trong đêm gió tuyết để nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi

→ Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men được tạo ra từ nghệ thuật chân chính, hướng đến con người và vì con người

4. Nghệ thuật:

– Tình tiết truyện hấp dẫn: Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi, cô cho rằng bản thân sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân ngoài cửa sổ rơi xuống.

– Sử dụng kết cấu đảo ngược:

+ Lúc đầu, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.

+ Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.

III. Kết bài

– Khái quát những giá trị tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm

– Câu chuyện khép lại nhưng để lại dư âm mãi trong lòng người đọc về tình yêu thương nhân loại cảm động và chân thành.