Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 20 vở thực hành...

Bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 20 vở thực hành ngữ văn 8: Ghi chép các thông tin, ý tưởng em thu thập được từ một truyện ngắn em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây

Dựa vào hiểu biết cá nhân để ghi ra những thông tin ý tưởng. Trả lời Giải bài tập Thực hành đọc mở rộng trang 20 vở thực hành ngữ văn 8 – Bài 6. Chân dung cuộc sống. Ghi chép các thông tin, ý tưởng em thu thập được từ một truyện ngắn em đã đọc vào Nhật…

Đề bài/câu hỏi:

Ghi chép các thông tin, ý tưởng em thu thập được từ một truyện ngắn em đã đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Hướng dẫn:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để ghi ra những thông tin ý tưởng.

Lời giải:

* Nhật kí đọc sách

– Ngày: 27/09/2023

– Nhan đề truyện: Chí Phèo

– Tác giả: Nam Cao

– Chủ đề: Tình cảnh người nông dân trước năm 1945.

– Đặc điểm cốt truyện: Phá vỡ trình tự thời gian trong mạch trần thuật của tác phẩm đã giúp cho nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.

– Mạch sự kiện chính: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

– Các nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Bà cô Thị Nở, Bá Kiến, Thằng Lý, Bà Ba.

– Nhân vật chính, tính cách: Chí Phèo

+ Hình ảnh của 1 người nông dân lương thiện, bị xã hội tha hóa, đẩy vào con đường lưu manh, bị cường hào, ác bá đẩy vào tù.

+ Nhà tù của bọn thực dân đã tiếp tay cho cường hào để giết chết cái gọi là phần con người trong nhân vật Chí và biến thành Chí Phèo, biến một con người nông dân lương thiện thành một ác quỷ.

+ Nỗi đau khổ của nhân vật không phải ở việc là không nhà cửa, không cha mẹ, không người thân thích. Mà chính xã hội đã dày xéo một con người, cướp đi linh hồn và quyền được làm người từ họ. Đó chính là nỗi thống khổ của một hoặc nhiều những cá thể sinh là người nhưng lại không được hưởng cái quyền làm người đó và bị xã hội từ chối xua đuổi.

+ Chí Phèo dần lạc vào những cơn xay , anh chửi trời, chửi đời, chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra Chí Phèo. Chính trong những lời chửi mắng ấy là nỗi căm hận vô cùng của xã hội vì không ai cho anh quyền được làm người lương thiện. Không ai chửi lại anh cả, vì đơn giản là xã hội không còn ai coi anh là con người.

+ Cho đến 1 ngày Chí Phèo gặp được Thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như một điều kỳ diệu Thị Nở chỉnh là người khơi dậy bản năng của người đàn ông say. Mà sự yêu thương, mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc của người đàn bà khốn khổ ấy đã đánh thức tỉnh lương chi trong con người Chí.

+ Luôn tha thiết, luôn mong được yêu thương, được cảm thông và được trở lại hòa nhập cùng mọi người.

+ Không thể trở lại làm người lương thiện. Chí bắt đầu bộc lộ những bi kịch nội tâm đau đớn bằng câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!”.

– Chi tiết tiêu biểu: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!”.

– Những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của em: Sau khi đọc tác phẩm, em có sự thay đổi về cách nhìn nhận một con người, chúng ta cần biết rõ mỗi con người đều mang tính cách tốt đẹp, có thể nó sẽ ẩn sâu bên trong, hoặc do hoàn cảnh đẩy con người đó vào bước đường xấu. Hãy luôn cố gắng sống tốt, giúp đỡ yêu thương mọi người xung quanh.