“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh….. Nội dung các em đang xem là một trong những bài viết thuộc “Viết bài văn phân tích tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (tiếp)” trong Tổng hợp 50 bài văn phân tích một tác phẩm văn học – Văn mẫu 8 – Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương là một nhà thơ khá nổi tiếng. Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng. Nổi bật trong mảng thơ trào phúng có thể kể đến bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Từ khoa thi Bính Tuất (1886), do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hương Hà Nội bị bãi bỏ. Thực dân Pháp lo sợ sự bất bình của dân chúng nên đã tổ chức thi chung trường thi Hương Hà Nội với trường Nam Định (Nam Định), gọi chung là là trường Hà – Nam. Bài thơ được sáng tác trong thời gian Tú Xương tham dự kì thi Hương tại trường thi Hà – Nam. Vợ chồng viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) và vợ chồng viên công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng (Le Normand) có tới dự lễ xướng danh (ngày 27/12/1897).
Hai câu thơ mở đầu, tác giả Tú Xương đã giới thiệu khái quát về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
“Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định. Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
Tiếp đến là khung cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên cũng vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác. Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa” – nhốn nháo không khác gì nơi chợ búa. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng phản ánh được hiện thực đất nước lúc bấy giờ.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tính trào phúng còn được đẩy lên khi tác giả miêu tả hình ảnh của “quan sứ” và “mụ đầm”. Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước nhưng hình ảnh xuất hiện lại thật khôi hài, nhố nhăng – “cờ kéo rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” – lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ. Tiếng cười trước cảnh tượng lố lăng nơi trường thi nhưng cũng là tiếc khóc cho cảnh ngộ mất nước lúc bấy giờ.
Hai câu cuối bộc lộ nỗi xót xa trước cảnh ngộ mất nước của tác giả Tú Xương:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Ở đây, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Đó là nỗi nhục nhã, đau đớn vô cùng của một con người yêu nước.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Tú Xương, khắc họa được cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ cũng như bộc lộ nỗi niềm đau đớn, xót xa của tác giả trước cảnh ngộ đó.