Lời giải Dàn ý Nêu cảm nhận về tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở bài
– Giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm Nam quốc sơn hà.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam).
2. Thân bài
* Lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền của đất nước: “Nam quốc… thiên thư” (Sông núi nước Nam…sách trời)
– Câu 1: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Sông núi nước Nam vua Nam ở)
+ Giọng thơ hào hùng, đanh thép => Mang ý nghĩa khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng, vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc.
+ Cách sử dụng từ ngữ “quốc” (nước), “đế” (vua) => Niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam sánh vai với hoàng đế Trung Quốc.
– Câu 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” (Rành rành định phận tại sách trời)
+ Cách lập luận chặt chẽ, giọng điệu dứt khoát => Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó đã là chân lý, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời không thể chối cãi.
* Tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc: “Như hà… bại hư” (Cớ sao… tơi bời)
– Câu 3: Hình thức là câu hỏi trực tiếp quân giặc “Cớ sao chúng bay sang xâm phạm?” => Thái độ quyết liệt, rõ ràng coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ” (giặc dữ) chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa trong hành động xâm lược của kẻ thù.
– Câu 4: Khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” => Kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến chúng tự chuốc lấy bại vong.
=> Lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại, ta sẽ giành chiến thắng.
3. Kết bài
– Khẳng định lại tinh thần yêu nước trong Nam quốc sơn hà.
– Nêu nhận xét, đánh giá của bản thân về giá trị của tác phẩm.