Đáp án Dàn ý chi tiết Viết bài văn phân tích tác phẩm Thiên trường vãn vọng – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.
2. Thân đoạn:
a. Hai câu thơ đầu:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,Bán vô, bán hữu tịch dương biên
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,Bóng chiều man mác có dường không).
– Bối cảnh không gian làng quê được bao phủ bởi khói chiều, với mốc thời gian là buổi chiều buông.- Làn khói tỏa mờ, bao phủ trước xóm sau thôn, thứ khói bếp màu xanh bốc lên từ bếp lửa của những ngôi nhà trong thôn xóm mang lại cảm giác ấm áp, thanh bình.
→ Cảnh vật trong hai câu thơ đầu hiện lên là một cảnh tĩnh, được bao phủ bởi bóng chiều và khói bếp, đem đến vẻ hư ảo, nửa thực nửa hư, tạo nên cho con người cảm xúc lâng lâng, say đắm lòng người.
→ Thái độ của tác giả trước dáng vẻ của quê hương chính là sự gắn bó, cảm nhận tinh tế, sâu sắc cùng với dáng vẻ thư thái, tự tại trước không gian rộng lớn, giản dị của quê hương.
b. Hai câu thơ sau:
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận”Bạch lộ song song phi hạ điền
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).
– Hình ảnh mục đồng dắt trâu về và hình ảnh những con cò trắng từng đôi từng một hạ cánh xuống cánh đồng, âm thanh của tiếng sáo bảy lỗ, kết hợp với gam màu trắng muốt của cánh cò.
→ Là những thứ rất đỗi thân thuộc với làng quê, đặc biệt hình ảnh con trâu lại là bằng chứng sống cho sự thanh bình của đất nước.
– Hình ảnh từng đôi cò trắng hạ xuống đồng chính là biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, sự sinh sôi nảy nở dòng giống của dân tộc, thể hiện sự phát triển vững bền của dân tộc xuất phát từ chính những làng quê nhỏ bé, chân chất, bởi gia đình chính là tế bào của xã hội.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nhận về Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.