Giải Dàn ý chi tiết Nêu suy nghĩ của em về vấn đề thi cử đối phó thông qua tác phẩm Tiến sĩ giấy – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tiến sĩ giấy.
– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: “Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay”.
2. Thân đoạn:
– Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tiến sĩ giấy: Mượn chuyện vịnh về một thứ đồ chơi của trẻ em, nhà thơ vừa phê phán những kẻ mang danh tiến sĩ nhưng vô dụng với đất nước, vừa là lời tự trào chua chát của chính tác giả, một nho sĩ đang thấy mình bất lực trước cuộc đời.
a. Giải thích hiện tượng học đối phó:
“Học đối phó” là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học.
Học đối phó sẽ gây hệ lụy rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh, khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và để lại nhiều hậu quả xấu khó lường.
b. Bàn luận về hiện tượng học đối phó:
– Biểu hiện của hiện tượng học đối phó:
Không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng.
Thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động chỉ để chạy theo điểm số.
– Tác hại của hiện tượng học đối phó:
Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy.
Học đối phó sẽ cản trở đến sự phát triển của học sinh, khiến cho học sinh khó có thể đạt được thành công bền vững.
Học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh.
c. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học đối phó ở học sinh:
Do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp những bài tập khó.
Do áp lực điểm số từ phía gia đình hoặc nhà trường khiến cho học sinh phải chạy theo điểm số.
d. Biện pháp khắc phục hiện tượng học đối phó ở học sinh:
Học sinh cần tự giác trong việc học, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học.
Gia đình và nhà trường cần sát sao đối với việc học ở nhà và trên trường của các bạn học sinh, không nên gây sức ép quá lớn đối với việc học để tránh tình trạng mất hứng thú với việc học.
3. Kết đoạn:
– Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về vấn đềĩ.