Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Văn mẫu 8 - Kết nối tri thức Câu tham khảo Mẫu 3 Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách...

Câu tham khảo Mẫu 3 Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách Những người khốn khổ Văn mẫu 8: Những người khốn khổ” là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862

Trả lời Câu tham khảo Mẫu 3 Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách Những người khốn khổ – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Những người khốn khổ” là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX. Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết “Những người khốn khổ” đã miêu tả cả một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterloo, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Jean Valjean (Giăng Van-giăng). Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác bên trong Jean Valjean, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Javert (Gia -ve) trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người.

Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là tác phẩm lớn của nhân loại cả về mặt nội dung cũng như là hình thức.

“Những người khốn khổ” là tác phẩm ca ngợi tình yêu giữa con người với con người. Bên cạnh đó, những người khốn khổ cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm. Qua hàng loạt nhân vật, nhà văn còn biểu lộ tấm lòng thương yêu vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản, những con người nhỏ bé, khốn khổ trong xã hội.