Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Văn mẫu 8 - Kết nối tri thức Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích tác phẩm...

Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích tác phẩm Tiến sĩ giấy Văn mẫu 8: Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một người vốn từ nhỏ thông minh, hiếu học, ông đỗ đạt rồi ra làm quan

Hướng dẫn giải Câu siêu ngắn Mẫu 3 Viết bài văn phân tích tác phẩm Tiến sĩ giấy – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một người vốn từ nhỏ thông minh, hiếu học, ông đỗ đạt rồi ra làm quan, ông nổi tiếng là thanh liêm và có lối sống gần gũi chan hòa với nhân dân. Nguyễn Khuyến đã để lại một kho tàng các tác phẩm cho Việt Nam như Quế sơn thi tập, Yên đỗ thi tập, những bài thơ vịnh mùa thu. Trong số các tác phẩm của ông, bài thơ Tiến sĩ giấy vừa mang âm hưởng trào phúng lại mang sự hài hước dí dỏm, dễ đi vào lòng người, và đói với tất cả mọi tầng lớp độc giả.

Tiến sĩ giấy nằm trong phần thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, được biết đến với nhiều ý nghĩa khác nhau. Mặc dù chỉ là cách nói ẩn dụ nhẹ nhàng nhưng hiện thực của một giai đoạn cảu xã hội, một thực trạng đang lan tràn, ngay cả tới thời kì này vẫn tồn tại.

Với cách mở đầu đầy bất ngờ, hình ảnh tiến sĩ giấy hiện ra nhưng lại ngụ theo một ý nghĩa khác. Chúng ta ai cũng biết tiến sĩ giấy là đồ chơi dành cho trẻ con mỗi khi trung thu, vậy mà tiến sĩ giấy trong bài thơ lại mang một ý nghĩa chế giễu:

Cũng cờ, cúng biển, cũng cân đai,Cũng gọi ông nghè có kém ai!

Ông tiến sĩ ở đây có tất cả mọi thứ mà một ông tiến sĩ thật ngoài đời có, có cờ, biển , cân đai và cũng được gọi là ông nghè cũng được xưng danh lớn. Nếu như với ý tả thực thì người ta chỉ hiểu đơn thuần ở đây chính là hình ảnh của một ông tiến sĩ bình thường, được vua ban cho bổng lộc chức danh, uy nghi.

Nhưng “ từ cũng” xuất hiện bốn lần trong bài thơ khiến cho độc giả tò mò, rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng ngụ ý của Nguyễn Khuyến ở đây chính là, ông tiến sĩ này làm bằng giấy, cũng có đủ mọi thứ để giống với một ông tiến sĩ thật nhưng thực ra lại là một tiến sĩ giấy, chẳng có tài năng phẩm hạnh gì

Tiếp đến hai câu tiếp theo , Nguyễn Khuyến lại tiếp tục miêu tả về hình ảnh ấy:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Lại tiếp tục mang sắc thái trào phúng, Nguyễn Khuyến giải thích cho chúng ta hiểu, chỉ cần mảnh giấy xanh xanh, đỏ đỏ, người làm đồ chơi có thể cắt dán vẽ nặn ra hình của ông tiến sĩ một cách dễ dàng. Còn với mảnh giấy thì cũng đủ để làm nên “thân giáp bảng “ và khuôn mặt của một tiến sĩ giấy là “ văn khôi” thông minh đức độ.

Nhưng một ông tiến sĩ ở ngoài đời thực không chỉ có một mảnh giấy , cũng không thể dùng mấy miếng giấy mà tạo thành, vỏ của nó có thể giống tiến sĩ nhưng ruột lại trống rỗng. Như vậy, một tiến sĩ ở ngoài đời là người chịu bao nhiêu năm đèn sách khổ luyện, bao khó khăn vất vả rồi mới trở thành tiến sĩ, từ đó ta thấy được sự đối lập hoàn toàn giữa tiến sĩ giấy và tiến sĩ thật.

Không còn chọn cách nói bóng gió nữa, Nguyễn Khuyến đi sâu vào đánh giá bên trong xem tiến sĩ giấy có những gì:

Tấm thân xiêm sao sao mà nhẹ,Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Mọi thứ bên trong tiến sĩ giấy hiện ra với: tấm thân nhẹ, cái giá hời bởi làm bằng giấy và bán giá rẻ mạt nhưng ý tứ đã vượt ra ngoài hình hài người giấy. Đó là nhằm vào những kẻ khoác trên mình xiêm áo ông nghè nhưng tài năng, đạo đức nhẹ tênh, suốt đời không làm nổi việc gì.

Ý nghĩa trào phúng, châm biếm sâu sắc của đoạn thơ đến đây đã thể hiện rất rõ. Thì ra một tiến sĩ mà cũng mua được bằng tiền, nên chỉ là tiến sĩ trên giấy tờ, nhưng làm sao có thể đánh đổi với bao nhiêu năm dùi mài kinh sử.

Hình ảnh tiến sĩ giấy ở trong các dịp lễ trung thu lễ tết chỉ là cái cớ cho tác giả đi đến những ngụ ý sâu xa. “ tiến sĩ giấy- những con người không tự bản thân mình mà đi lên lại có mặt khắp mọi nơi, ngay ở cả những nơi nghiêm ngặt và quan trọng nhất. Nhưng có lẽ hai câu kết mới chính là những gì mà Nguyễn Khuyến muốn nói thẳng ra

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

Giọng thơ Nguyễn Khuyến rõ ràng có ý phê phán, cười cợt nhưng không phải phê phán, cười cợt một cách thoải mái, và phảng phất trong lời chế giễu ấy có cả sự tự chế giễu bản thân. Người ta có thể nghĩ sâu xa về việc Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghề đích thực , một người có đức có tài, nhưng trước hoàn cảnh và vận mệnh đất nước lại đành ngậm ngùi buông xuôi.

Những ngôn từ hình ảnh tạo ra nụ cười mỉa mai chát đối với một bộ phận trong xã hội phong kiến thời xưa. Giọng thơ nhẹ nhàng nhưng lại mang tính chất trào phúng sâu cay, mỗi câu mỗi từ ngày càng đưa độc giả nhìn nhận vấn đề một cách sâu xa.