Trang chủ Lớp 8 Văn lớp 8 Văn mẫu 8 - Kết nối tri thức Câu mẫu 3 Phân tích bài thơ Lá đỏ Văn mẫu 8:...

Câu mẫu 3 Phân tích bài thơ Lá đỏ Văn mẫu 8: Nguyễn Đình Thi là người đa tài ít gặp trong văn nghệ. Ông viết được văn, kịch, nhạc, phê bình lý luận văn học và viết được cả thơ

Trả lời Câu mẫu 3 Phân tích bài thơ Lá đỏ – Văn mẫu 8 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Nguyễn Đình Thi là người đa tài ít gặp trong văn nghệ. Ông viết được văn, kịch, nhạc,phê bình lý luận văn học và viết được cả thơ. Thể loại mà ông tâm huyết nhất vẫn là thơ, bởi đối với ông: “Thơ là cái thiết tha, nhất của tôi, và cả cái tìm tòi rất khổ của tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Thi mang cảm hứng về đất nước, nhân dân. Ông viết về đất nước gian khổ đau thương quật khởi và ngời sáng với chiều sâu lịch sử và mang tính khái quát bởi tầm cao thời đại, trong đó có bài thơ Lá đỏ.

“Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ

“Trên cao” trong câu thơ không chỉ nói về vị thế địa lý (dốc cao, đèo cao) mà còn hàm ý về vị thế trong tư tưởng, trong tình cảm. “Cao” ở đây còn là cao quý, cao cả.

Câu tiếp theo “Rừng lạ, ào ào lá đỏ”. Từ “lạ” trong câu thơ đã gây ấn tượng mạnh, bởi lạ là vì mới gặp, lần đầu tiên thấy sắc đỏ rực lửa trong mùa Thu Tây Nguyên chăng?

“Lạ” là một cảm giác rất đúng, rất chân thật”. “Lạ” vì giữa nơi chiến trường dữ dội như vậy lại xuất hiện những người em gái trẻ trung, mảnh mai nhưng rất đỗi kiên cường khi ngày đêm phải đối mặt với hiểm nguy dẫn đường cho xe băng qua những quãng đường khó và cái cảm giác lạ đó bỗng biến mất khi nhà thơ nhận ra hình của em thật gần gũi, thân thương bởi đó là em của quê hương, của nơi chốn ta quay về. Thêm nữa, hai từ “lộng gió” như lòng người rộng mở, niềm tin phơi phới chào đón những luồng gió cách mạng.

Trong không khí của cuộc cách mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới – vẻ đẹp của những con người đã được giải phóng, được tháo ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến, để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước.

là những cô thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn: “Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường”. Hình ảnh “vai áo bạc” đã gợi ra biết bao tháng ngày mưa dầm nắng lửa ở núi rừng. Thế nhưng, những người con gái mảnh mai ấy vẫn vượt qua tất cả để có mặt chính tại đây, với súng trường quàng trên vai.

Mặc dù nơi núi rừng, với mây mù giăng phủ, với gió lộng bạt ngàn, với buổi chiều lá đỏ, đâu đó ánh lửa của đạn bom và sáng rực trên nền trời, máu, nước mắt, hi sinh nhưng tất cả vì miền Nam ruột thịt, họ vẫn kiên trì, anh dũng bám trụ từng tất đất “… Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”.

Hai câu cuối cùng: “Chào em, em gái tiền phương, ơi em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!”. Đọc hai câu này ta như thấy cuộc gặp gỡ bất chợt thoáng qua với một không khí khẩn trương, nhanh vội nhưng không kém phần xúc động mãnh liệt, rồi để lại cho nhau lời hẹn quyết tâm chiến thắng.

Sự thật và chính nghĩa luôn ở phía chúng ta, với tinh thần anh dũng bất khuất của những người con trai, con gái trên rừng Trường sơn năm ấy đã góp phần làm nên chiến thắng 30-4-1975, lá cờ Cách mạng được cắm trên nóc dinh Độc lập. Đây là thời điểm đánh dấu thành phố Sài Gòn – Gia Định hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Tái sinh đất nước, những chàng trai những “em gái tiền phương năm ấy” có bao người được gặp lại nhau và có bao nhiêu người phải lỗi hẹn? Họ ra đi mãi mãi không về. Ôi! những tháng năm không thể nào quên, ngày càng thêm những nỗi nhớ, nỗi khát khao hiện lên cả ở trong giấc mơ của những người đồng đội: “Trường Sơn năm đợi tháng trông/ Ngày tìm đồng đội đêm nồng chiêm bao” (Đồng đội – Đinh Ngọc Du).

Những chiến sĩ, những “em gái tiền phương” năm ấy vẫn sống mãi trong tấm lòng biết ơn và trong những thắng lợi lớn lao của dân tộc hôm nay và ngày mai: “Đất nước/Của những người con gái, con trai/Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép/Xa nhau không hề rơi nước mắt/Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt…” (Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi – Nam Hà).

Bài thơ Lá đỏ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ sau đó không lâu. Trong những tháng ngày hừng hực khí thế chiến đấu của quân dân Việt Nam yêu nước để dẫn tới ngày chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử, Lá đỏ một bài ca hào hùng đầy tin tưởng và hy vọng đã được ghi sâu vào trái tim mọi người.